Nếu Hollande đánh bại Sarkozy, Obama sẽ khuất phục Romney?
Bầu cử Tổng thống Pháp ṿng 2 giữa Tổng thống Sarkozy và ứng viên đảng Xă hội Francois Hollande sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tới. Trong khi đó, bầu cử Tổng thống Mỹ phải đến tháng 11 mới diễn ra. Nhiều người cho rằng bầu cử Pháp là cuộc tổng duyệt trước của bầu cử Mỹ.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp ṿng 1 diễn ra hôm 22/4 vừa qua, ứng viên đảng Xă hội Francois Hollande giành chiến thắng sau khi đánh bại đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Các kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ông Hollande giành chiến thắng với 28,2% phiếu bầu, trong khi ông Sarkozy nhận được 27% số phiếu. Theo kế hoạch, bầu cử Tổng thống Pháp ṿng 2 sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tới.
Nếu Nicolas Sarkozy tiếp tục thất bại, ông sẽ trở thành tổng thống đầu tiên không chiến thắng ở ṿng 2 kể từ thời Tổng thống Valery Giscard d'Estaing năm 1981.
Sự thất bại của Tổng thống Sarkozy sẽ đe dọa đến gói cứu trợ dành cho Liên minh châu Âu – được bảo trợ bởi Đức – Pháp. Do đó, dễ hiểu khi Thủ tướng Đức Angela Merkel hết ḷng ủng hộ ứng cử viên Sarkozy.
Tuy nhiên, một điều thú vị là, nhiều người cho rằng bầu cử Pháp chính là cuộc tổng duyệt trước của bầu cử Mỹ.
Nhiều người cho rằng bầu cử Tổng thống đang diễn ra tại Pháp chính là cuộc tổng duyệt trước của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay. Ảnh minh họa:
AFP.
Cuộc chạy đua giữa đại diện của phái hữu khuynh bảo thủ - Tổng thống Sarkozy và đại diện của phái tả khuynh – Chủ tịch đảng Xă hội Pháp Francois Hollande có nhiều điểm tương đồng với cuộc cạnh tranh giữa Tổng thống Mỹ Obama và “ngôi sao” của đảng Cộng ḥa Mitt Romney, ít nhất ở bốn điểm dưới đây:
Sự giống nhau trong cương lĩnh tranh cử ủng hộ các nền tảng tả khuynh giữa Tổng thống Mỹ Obama và ứng viên đảng Xă hội Pháp Hollande:
- Hi sinh việc giảm nợ chính phủ để đổi lấy các gói kích cầu nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.
- Đối phó với t́nh trạng thậm hụt ngân sách bằng việc tăng thuế. Cả Tổng thống Obama và ông Hollande đều chủ trương phải đánh thuế người giàu cao hơn và định nghĩa người giàu là những người có mức thu nhập b́nh quân từ 200.000 USD - 250.000 USD/ tháng.
- Cả hai đều kêu gọi thuê thêm nhiều công chức hơn. Ông Hollande kêu gọi bổ xung thêm 60.000 công chức nghành giáo dục, 1.000 nhân viên cảnh sát và tạo ra thêm 150.000 công việc khác do nhà nước trả lương. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Obama chống lại việc cắt giảm việc làm của giới công chức nhà nước, dưới áp lực của chủ trương cắt giảm ngân sách của đảng Cộng ḥa.
- Cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch đảng Xă hội Pháp ủng hộ phúc lợi nhà nước, ủng hộ việc chính phủ tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính…
- Cắt giảm thuế và tạo ra nhiều ưu đăi cho doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp làm lợi cho nhà nước.
- Cắt giảm sử dụng các nguồn năng lượng nguy hiểm. Ở Pháp, đó là năng lượng hạt nhân. Ở Mỹ, là than đá hoặc năng lượng carbon.
- Kêu gọi cắt giảm lương của giới lănh đạo ngành công nghiệp và tài chính. Ông Hollande muốn mức lương trung b́nh của các CEO chỉ rơi vào khoảng 400.000 USD mối năm. Trong khi đó, ông Obama ủng hộ mức lương 500.000 USD/năm cho các giới lănh đạo các công ty, tập đoàn nhận tiền hỗ trợ từ liên bang.
Thứ nhất, Tổng thống Mỹ Obama và ứng viên đảng Xă hội Pháp Hollande đều đưa ra cương lĩnh tranh cử ủng hộ các nền tảng tả khuynh gần như giống hệt nhau.
Thứ hai, ứng cử viên Hollande và Romney – những người thách đấu – có phần nhạt nhẽo, ít tiếng tăm hơn so với các đối thủ nhiều màu sắc của họ - Tổng thống Sarkozy – được mệnh danh là một chính trị gia ăn chơi với một người vợ nổi tiếng, đẹp và cực kỳ quyến rũ. Trong khi đó, danh tiếng của Tổng thống Mỹ Obama cũng không kém cạnh khi là Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Thứ 3, t́nh trạng khó khăn và suy sụp của kinh tế Pháp và Mỹ cùng là yếu tố có khả năng giúp hai ứng cử viên Hollande và Romney phải đối mặt với Hollande và Romney thắng cử.
Thứ 4, trước khi Tổng tuyển cử năm 2012 diễn ra ở Mỹ và Pháp, hai đảng cầm quyền ở cả hai nước đều thất bại và mất quyền kiểm soát trong các cuộc bầu cử Thượng viện hoặc Hạ viện trong năm 2010 và 2011.
Tuy nhiên, trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn ở khá xa và kết quả của nó c̣n là điều khó ḷng nói trước th́ tại Pháp, chiến thắng của Chủ tịch đảng Xă hội Francois Hollande trong ṿng bầu cử đầu tiên hôm 22/4 vừa qua càng khẳng định cho niềm tin rằng ông sẽ đánh bại Tổng thống Sarkozy tại ṿng quyết định và trở thành tân Tổng thống Pháp.
Tuy nhiên, chiến thắng ông Francois Hollande không đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ Obama cũng sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tại Mỹ v́ ba lư do dưới đây:
Thứ nhất, cương lĩnh tranh cử của Chủ tịch đảng Xă hội Pháp Hollande không phải yếu tố giúp ông giành ưu thế trước Tổng thống Sarkozy. Thay vào đó, Tổng thống Sarkozy có khả năng thất bại v́ đă để nền kinh tế Pháp rơi vào t́nh cảnh suy thoái tồi tệ như hiện nay và hiện vẫn chưa có cách nào hiệu quả để vực nó dậy. Tại Mỹ, Tổng thống đương nhiệm Obama cũng lâm vào t́nh cảnh tương tự. Sự thất bại trọng chính sách kinh tế có thể kéo theo sự thất bại của ông trong cuộc chiến một mất một c̣n với đối thủ đảng Cộng ḥa.
Thứ hai, sự khác biệt giữa toàn bộ cử tri Pháp và Mỹ sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho Tổng thống Obama. Trong khi tại Pháp, chính sách xă hội của ứng viên Hollande đầy hấp dẫn và lôi cuốn giúp ông giành được không ít phiếu bầu từ cử tri th́ ở Mỹ, các cử tri lại không hào hứng lắm với các chương tŕnh mang tính chất xă hội của Tổng thống Obama. Do đó, không như ứng viên đảng Xă hội Pháp Hollande, Tổng thống Obama sẽ không thể dựa vào các chính sách xă hội ḥng đánh bại đối thủ đảng Cộng ḥa.
Thứ ba, cả ông Hollande và Tổng thống Obama đều được ủng hộ bởi các nhóm cử tri dân tộc thiểu số, những người phụ thuộc vào chính sách phúc lợi, các công đoàn, cán bộ, công chức, lao động tay nghề thấp. Ở Pháp, có thể các nhóm cử tri trên sẽ đóng vai tṛ quyết định thắng lợi của ông Hollande. Tuy nhiên, ở Mỹ th́ không.
Tại Pháp, chủ nghĩa xă hội có lịch sử lâu dài và hào hùng, được phổ biến trong giới tri thức, các công đoàn và các đối tượng phụ thuộc vào phúc lợi của nhà nước. Trong khi đó, tại Mỹ, không có nhiều người ủng hộ cho chủ nghĩa xă hội, thậm chí, nhiều người vẫn giữ tư tưởng thù hằn với những người ủng hộ chủ nghĩa xă hội. Do đó, nếu ứng cử viên đảng Cộng ḥa Romney thành công trong việc đả kích cái mác xă hội chủ nghĩa của Tổng thống Obama, cơ hội tái cử sẽ trở nên mong manh hơn với ông.
Bạch Dương (theo Forbes, CSMonitor)