Ngư dân Trung Quốc xông ra chiến tuyến - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-17-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,625
Thanks: 11
Thanked 13,292 Times in 10,614 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Ngư dân Trung Quốc xông ra chiến tuyến

Đài Bắc – Những ḍng tít lớn chứa cụm từ “tàu cá Trung Quốc” và thủy thủ đoàn đang xuất hiện với tần suất dày đặc hơn bao giờ hết. Ở những vùng biển Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, tàu cá và ngư dân Trung Quốc đă đâm vào nhiều tàu tuần tra nước ngoài, đâm chết một viên chức tuần duyên và thách thức các pháo hạm hải quân.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo lời Bắc Kinh, những con người táo bạo đó đơn giản là đă đi kiếm sống ở những nơi họ có quyền kiếm sống. Tuy nhiên, các nước láng giềng của Trung Quốc th́ coi hành động của ngư dân Trung Quốc là một h́nh thức gây chiến ở mức độ thấp.

Một thời gian dài sau nội chiến ở Trung Quốc vào cuối những năm 1940, tàu cá xuất phát từ bờ biển Trung Quốc được gán cho những nhiệm vụ chính trị kỳ cục. Sau khi rút chạy sang Đài Loan vào năm 1949, các lực lượng Quốc dân đảng (KMT) vây ráp tàu cá Trung Quốc và tống họ vào những tàu tấn công đổ bộ khổng lồ, chỉ để nhét vào đầu họ những khẩu hiệu chống cộng, tặng quà cho họ, rồi thả.

Vào giữa thập niên 1990, khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chuẩn bị xâm lược Đài Loan trong trường hợp ḥn đảo này tuyên bố độc lập, Trung Quốc bắt đầu củng cố một “hệ thống quốc gia lưỡng dụng tích hợp”, bảo đảm rằng các nguồn lực dân sự, ở bất kỳ h́nh thức nào, đều có thể được huy động mau chóng để trợ lực cho các chiến dịch quân sự trong thời chiến.

Những đội tàu cá khổng lồ đóng một vai tṛ nổi bật trong hệ thống này, như là đă từng có nhiệm vụ quấy rối lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan vào những ngày đầu của cuộc xung đột và sau đó thực hiện việc đưa các lực lượng chiếm đóng của PLA lên ḥn đảo Đài Loan. Chuyện các xảo thuật đó được diễn tập trên quy mô lớn trở nên rơ ràng từ năm 2002 khi báo chí quốc doanh Trung Quốc đưa tin mấy ngh́n tàu cá nhỏ đóng ở Phúc Kiến và Chiết Giang đă tiến hành tập trận xuyên eo biển.

Nhưng trong vài năm gần đây, tàu cá Trung Quốc đă nhằm cả vào các mục tiêu khác ngoài Đài Loan. Vào tháng 9 năm 2010, một tàu cá Trung Quốc hoạt động tại vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông đă va chạm với tàu của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản, dẫn đến một xung đột lớn về ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Tháng 12 năm 2011, một viên trung sĩ trong lực lượng tuần duyên Hàn Quốc bị một ngư dân Trung Quốc đâm chết trong một cuộc vây ráp tàu cá trên Hoàng Hải – nơi mà theo Bắc Kinh, cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều chưa thống nhất về việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc.

Đầu tháng 4 vừa qua, 8 tàu cá Trung Quốc bị hải quân Philippines phát hiện trong lúc đang thả neo ngoài khơi vùng tranh chấp là băi cạn Scarborough trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, dẫn đến một cuộc tranh căi cấp cao kéo dài cho đến giờ về chủ quyền giữa Bắc Kinh và Manila, và về mức độ th́ chưa từng có tiền lệ. “Họ lôi tất cả tàu cá vào đây, và tất cả những ǵ chúng tôi có thể làm là sử dụng biện pháp ngoại giao” – AFP trích lời phát ngôn viên quân sự khu vực của Philippines, tướng Loel Egos, nói vậy.

Mặc dù mới nh́n th́ tưởng đó là một tṛ cũ rích, nhưng việc huy động tài sản của thường dân là một lựa chọn khả thi cho Bắc Kinh để thi hành yêu sách chủ quyền trên những vùng biển mà họ cho là chứa trữ lượng dầu hỏa và khí tự nhiên lớn. Philippines cũng đă có những công ty năng lượng quốc tế thăm ḍ dầu khí ngoài khơi, và một khi các công ty này bắt đầu khai thác, từ quan điểm của Bắc Kinh th́ đó thuần túy là hành động ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.

Trung Quốc có hai lựa chọn, hoặc bỏ yêu sách hoặc gây chiến. Lựa chọn thứ hai có khả năng làm tổn hại sự thần kỳ kinh tế của họ; hoặc họ phải t́m giải pháp thay thế là t́m cách nào đó đe dọa, đuổi ExxonMobil, BP, Chevron, Petronas và những công ty tương tự, khỏi khu vực trong thời gian này.

Bằng cách tạo ra và duy tŕ căng thẳng trên Biển Đông với sự góp phần của tàu cá và tàu hải giám bán quân sự, thay v́ huy động vật lực của hải quân PLA, Bắc Kinh làm cho Washington cảm thấy Mỹ không có phận sự can thiệp trực tiếp, đồng thời họ c̣n khiến cho giới báo chí bớt để ư tới các vụ việc ở đây – điều này, đến lượt nó, rất có ích trong việc đe dọa các nhà đầu tư triển vọng.

Chiến lược của Bắc Kinh phần nào thành công, khó có thể nghi ngờ điều đó: căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực giàu khí đốt trên Biển Đông là băi Cỏ Rong (Reed Bank) bùng nổ năm ngoái, đă làm đ́nh trệ gần như hoàn toàn công việc của Forum Energy – một công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Philex của Philippines, và vào cuối tháng 4 vừa rồi, trong t́nh h́nh căng thẳng hiện tại, chính phủ Philippines lại xác nhận rằng những yêu sách của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới hoạt động của Forum Energy.

Bên cạnh những hoạt động gần đây liên quan đến con số tàu cá ngày càng lớn hơn của Trung Quốc, trong bối cảnh hiện nay, c̣n là chuyện người ta cho rằng Manila sẽ thưởng hợp đồng khai thác cho 15 lô dầu khí khác, trong tháng 7. Trong số 15 lô này, có 2 lô nằm trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc.

Nhưng các tàu cá không chỉ có ích trong vai tṛ bù nh́n giữ ruộng; mà trên mặt trận chính trị đối nội, chúng cũng rất có ích cho giới lănh đạo Trung Quốc.

Sau vụ ném bom – được coi là vô t́nh – của Mỹ và các lực lượng NATO vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam tư năm 1999, báo chí quốc doanh của Trung Quốc gần đây đă chuyển sang khắc họa Trung Hoa như một nhân vật yếu thế bị bao vây, từ đó, kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa và thúc đẩy ḷng trung thành với lănh đạo. Và khi màn h́nh tivi của xứ sở này giờ đây tràn ngập những đoạn phim cho thấy h́nh ảnh hải quân Philippines giương những khẩu súng do Mỹ tài trợ, bao vây các ngư dân Trung Quốc ăn mặc nghèo nàn, phía sau lưng là tàu chiến của hải quân Philippines, th́ hiệu ứng chắc chắn càng thêm mạnh mẽ.

“Tất cả ngư dân Trung Quốc trong vụ việc đều là người tỉnh Hải Nam, và hiện họ đều an toàn, ổn định về tinh thần cảm xúc” – Tân Hoa xă, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, đă bảo đảm như vậy với công chúng, sau khi những con tàu thực thi pháp luật của họ bảo vệ các ngư dân chạy khỏi lực lượng vũ trang Philippines dày đặc súng ống.

Trả lời phỏng vấn báo Asia Times Online, các nhà phân tích cho rằng, các ngư dân Trung Quốc có những mục đích khác chứ không phải đánh bắt cá.

“Để thực thi yêu sách của ḿnh, chính phủ Trung Quốc phải có hành động, như là phái các tàu cá đó đến vùng biển tranh chấp, cũng như huy động họ vào việc canh gác” –Arthur Ding, nhà nghiên cứu tại Ban Chính trị Trung Quốc, Đại học Quốc gia Chengchi của Đài Loan, nói.

“Các ngư dân có thể không được trang bị vũ khí quân sự, nhưng chắc chắn là họ sẽ nhận được bồi thường từ chính quyền Trung Quốc [cho tổn thất về tàu, cho trường hợp họ bị thương, bị nước ngoài bắt giữ, v.v.]”.

John F Copper, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Rhodes ở Memphis, Tennessee, hoàn toàn tin chắc rằng các ngư dân được chính phủ Trung Quốc giao những nhiệm vụ cụ thể, hoặc ít nhất cũng được chính phủ khuyến khích hoạt động.

“Ít có khả năng họ đánh bắt cá ở vùng biển đang tranh chấp hoặc ở nơi mà nếu chỉ hoạt động độc lập, họ có thể khiêu khích Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Philippines” – ông Copper nói. Ông cho biết thêm, Trung Quốc muốn thể hiện quyền lực kinh tế và quân sự (không chính thức) của họ, đặc biệt là trước Nhật Bản, trong khi vấn đề dầu hỏa và đường giao thương trên biển cũng có vai tṛ không kém.

“Việc củng cố yêu sách chủ quyền cũng phù hợp với sự gia tăng tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Trung Hoa, điều mà PLA đă và đang tận dụng, phát huy rất thành công”.

Lai I-chung, một nhà nghiên cứu ở Viện Tư tưởng Đài Loan, nhất trí rằng, rơ ràng các ngư dân có những kết nối quân sự hoặc bán quân sự. Ông đưa ra vài dấu hiệu.

“Tàu cá Trung Quốc nào cũng phải báo cáo với chính quyền là sẽ đi đâu, trước khi nhổ neo ra biển” – ông Lai nói. Theo ông, điều đó giải thích v́ sao các tàu thuộc hải quân PLA hoặc những tàu nhà nước khác lại có thể xuất hiện ngay tại hiện trường mau chóng một cách đáng ngờ, trong một số vụ việc.

Ông Lai nói rằng, vào năm 2010, trong vụ va chạm trên biển Hoa Đông với tàu tuần duyên Nhật Bản, tàu cá Trung Quốc có vẻ như đă mang theo những thiết bị có mục đích quân sự. Ông chỉ ra rằng, Trung Quốc từ lâu đă có tiền sử huy động tàu cá và ngụy trang tàu nhà nước thành tàu cá để thực thi những nhiệm vụ nhỏ trong chiến tranh.

“Về cơ bản, không người dân thường Trung Quốc nào dám cho tàu vào vùng biển đang tranh chấp nóng bỏng, họ thừa biết rằng họ sẽ mất tất cả những ǵ họ kiếm được, trừ phi họ chắc chắn rằng chính phủ của họ nhất định sẽ đến cứu viện” – ông Lai kết luận.

Tác giả: Jens Kastner là một nhà báo ở Đài Bắc.
Nguồn: Asia Times/ Basam
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.JPG
Views:	8
Size:	24.9 KB
ID:	381986
Old 05-17-2012   #2
fundisk
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: May 2007
Posts: 684
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 18
fundisk Reputation Uy Tín Level 1
Default

Phải có một vụ đụng độ vủ khí giửa Trung quốc với Phi kéo cộng đồng thế giới vào cuộc th́ Trung quốc dảy chết, Mỷ cương quyết chống lưng cho Phi khiêu khích cho cuộc chiến này xảy ra nhưng với t́nh h́nh hiện tại bản chất hèn hạ của Trung quốc th́ thấy rỏ thà chịu nhục c̣n hơn mất miếng ăn, chuyện đi đêm là chắc chắn phải có, thỏa thuận ngầm là Trung quốc chi tiền cho Phi để có giải pháp danh dự rút êm mà chi vài tỷ th́ Phi lại đi mua vủ khí của Mỷ trang bị tận răng vậy th́ chia nhau với Mỷ nguồn tài nguyên biển đông và đặc quyền lưu thông, Mỷ th́ điếm đàng buôn bán đồng minh thời kinh tế suy sụp là giải pháp hàng đầu, Việt Nam th́ lảnh đạo đỏ đang chờ gió hướng nào phất hướng đó không biết liếm giày Mỷ hay Trung quốc
fundisk_is_offline  
Old 05-17-2012   #3
chu9chin
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
chu9chin's Avatar
 
Join Date: Nov 2011
Posts: 8,938
Thanks: 1,073
Thanked 350 Times in 241 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 41 Post(s)
Rep Power: 22
chu9chin Reputation Uy Tín Level 6
chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6
Default

Quote:
Originally Posted by fundisk View Post
Phải có một vụ đụng độ vủ khí giửa Trung quốc với Phi kéo cộng đồng thế giới vào cuộc th́ Trung quốc dảy chết, Mỷ cương quyết chống lưng cho Phi khiêu khích cho cuộc chiến này xảy ra nhưng với t́nh h́nh hiện tại bản chất hèn hạ của Trung quốc th́ thấy rỏ thà chịu nhục c̣n hơn mất miếng ăn, chuyện đi đêm là chắc chắn phải có, thỏa thuận ngầm là Trung quốc chi tiền cho Phi để có giải pháp danh dự rút êm mà chi vài tỷ th́ Phi lại đi mua vủ khí của Mỷ trang bị tận răng vậy th́ chia nhau với Mỷ nguồn tài nguyên biển đông và đặc quyền lưu thông, Mỷ th́ điếm đàng buôn bán đồng minh thời kinh tế suy sụp là giải pháp hàng đầu, Việt Nam th́ lảnh đạo đỏ đang chờ gió hướng nào phất hướng đó không biết liếm giày Mỷ hay Trung quốc
... Có lư ...
chu9chin_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:30.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09639 seconds with 14 queries