R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Quân Assad càng đánh càng mạnh
Cách đây không lâu, phe nổi dậy đă áp sát ŕa Damascus, tấn công như mưa vào thủ đô. Trong khi đó, các binh lính chính phủ đua nhau đào ngũ tập thể cùng với thông tin liên tiếp về việc Tổng thống Bashar al-Assad mất dần quyền kiểm soát các khu vực lănh thổ.
| Quân đội trung thành với Tổng thống Assad đang càng đánh càng mạnh, càng giành được nhiều chiến thắng và càng củng cố quyền lực cho nhà lănh đạo của họ. |
Đối diện với tổn thất ngày càng lớn, Tổng thống Assad quyết định “tung” hàng loạt chiến đấu cơ thiện chiến và tên lửa Scud ra đối phó với lực lượng nổi dậy. Vào thời điểm đó, nhiều người từng lo ngại, trong thế bị dồn vào đường cùng, tuyệt vọng, quân của ông Assad sẽ dùng đến vũ khí hoá học.
Tuy nhiên, xu thế trên đă hoàn toàn đảo ngược trong thời gian gần đây.
Những tuần vừa qua, các phe phái trong nội bộ lực lượng nổi dậy đang điên cuồng chém giết lẫn nhau; hứng chịu những thất bại liên tiếp trong các trận giao tranh với quân chính phủ và ngày càng bị xa lánh bởi những người dân mà họ từng tuyên bố muốn giải phóng. Cùng lúc đó, Mỹ và các cường quốc phương Tây lại tỏ ra chần chừ, lưỡng lự không muốn cung cấp cho phe nổi dậy vũ khí mà lực lượng này đang vô cùng khao khát và thèm muốn.
Mặc dù rất ít người tin rằng Tổng thống Assad có thể tái thiết lập lại quyền lực trên toàn bộ đất nước nhưng ngay cả đến một số kẻ thù khó chịu nhất của Nhà lănh đạo Syria cũng phải thừa nhận, vị trí của ông này ngày càng trở nên vững chắc hơn trong vài tháng trở lại đây. Cú đảo ngược t́nh thế này cho thấy ông Assad đă tạo dựng được một quốc gia nhỏ ở giữa Syria và quốc gia này được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nga, Iran và lực lượng Hezbollah. Chính quyền của ông Assad và những người ủng hộ ông này c̣n có thế tiếp tục tận dụng lợi thế nhờ vào phong trào đang ngày một rạn nứt của phe nổi dậy Syria.
“Hiện giờ, ông Assad đang rất mạnh không phải với tư cách là một Tổng thống đang kiểm soát một quốc gia mà là một tư lệnh – một người có nhiều vũ khí tinh vi hơn đối thủ khác. Ông ấy không thể giành lại được toàn bộ đất nước”, ông Hassan Hassan – một nhà b́nh luận người Syria của tờ The National ở Abu Dhabi, cho biết.
Cuộc nội chiến ở Syria đă khiến nước này bị phân chia thành các vùng thù địch lẫn nhau. Chính phủ nắm chặt quyền kiểm soát thủ đô và đang ngày một củng cố vị trí tại một loạt thành phố lớn ở phía bắc. Trong khi đó, các phe nhóm nổi dậy chiếm giữ nhiều vùng đất rộng lớn ở phía bắc và phía đông. Tuy nhiên, lực lượng nổi dậy mâu thuẫn với nhau do các phe nhóm chiến binh tranh giành nguồn lực, tự thiết lập các luật lệ riêng ở vùng đất mà họ chiếm đóng đồng thời chĩa súng vào nhau. Ngoài quân chính phủ và phe nổi dậy, người Kurd – thành phần người thiểu số lớn nhất ở Syria, kiểm soát khu vực riêng của họ và chiến đấu chống lại bất kỳ sự xâm nhập nào của phe nổi dậy.
Hiện tại, khoảng 60% người dân Syria sống trong các khu vực do chính phủ kiểm soát trong khi phe nổi dậy đang nắm được khoảng 60 đến 70% lănh thổ. Đó là bởi v́, phe nổi dậy mạnh nhất ở những vùng nông thôn thưa thớt dân.
Tuy nhiên, t́nh trạng bế tắc gây ra sự chia rẽ cho đất nước Syria kéo dài trong nhiều tháng đă bắt đầu thay đổi khi quân của ông Assad dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các đồng minh đang tiến lên, đánh bật phe nổi dậy ra nhiều khu vực.
Thậm chí nhiều chiến binh từng hy vọng Tổng thống Assad sẽ có kết cục là cái chết, sự lật đổ hay bị tống tù, đi sống lưu vong như các nhà lănh đạo khác trong cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả-rập, giờ đây cũng phải thừa nhận thực tế mới về sự quay trở lại đầy mạnh mẽ của ông Assad.
“Nếu cuộc cách mạng tiếp tục theo chiều hướng như thế này, người dân rồi sẽ nổi dậy chống lại chính chúng tôi”, một thủ lĩnh phe nổi dậy từ thành phố miền trung Homs cho biết.
Bế tắc, Mỹ quay sang chỉ trích Liên Hợp Quốc
Trong khi phe nổi dậy ngày càng khó khăn và đặt nhiều kỳ vọng vào sự giúp đỡ của đồng minh Mỹ và phương Tây th́ các cường quốc này lại đang tỏ ra bối rối trong việc có nên cung cấp vũ khí cho lực lượng chống Tổng thống Assad hay không.
Trong t́nh thế này, Mỹ lại quay sang đổ lỗi cho Liên Hợp Quốc. Người được Tổng thống Obama bổ nhiệm vào vị trí tân Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Samanthan Power hôm qua đă lên tiếng chỉ trích rằng, việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thiếu hành động trong cuộc nội chiến ở Syria đă để lại vết nhơ cho tổ chức này.
Bà Power – cựu cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama và là một trong số người thuyết phục ông chủ Nhà Trắng ủng hộ chiến dịch can thiệp của NATO năm 2011, đến nay vẫn lặng thinh không công khai quan điểm về cuộc chiến ở Syria.
Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày hôm qua, bà Power đă lên án gay gắt tổ chức Liên HỢp Quốc về việc đă không hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn cuộc nội chiến đẫm máu đă cướp đi sinh mạng của hơn 90.000 người. Bà Power từng là một nhà báo lâu năm, một người đấu tranh cho nhân quyền và là một quan chức chính quyền Mỹ hoạt động rất tích cực và năng nổ trong sự nghiệp bảo vệ nhân quyền.
Nữ chính trị gia Power đă chỉ trích thẳng vào việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không đưa ra được bất kỳ nghị quyết nào nhằm lên án chính quyền của Tổng thống Assad. Một nghị quyết như vậy đă 3 lần bị Trung Quốc và Nga dùng quyền phủ quyết bác bỏ.
"Chúng tôi đă chứng kiến sự thất bại của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong việc ngăn chặn t́nh trạng giết chóc ở Syria. Đây là một vết nhơ mà lịch sử sẽ phán xét một cách nghiêm khắc”, bà Power cho biết.
Mỹ luôn t́m cách chỉ trích Nga và Trung Quốc về việc đă hậu thuẫn cho chính quyền Syria chống lại phe nổi dậy Syria. Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh kiên định với lập trường không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và việc số phận của Tổng thống Assad phải do chính người dân Syria quyết định chứ không phải là các nước bên ngoài như phương Tây.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
|