- Dựa trên một nghiên cứu gần 6.000 người ở 5 tỉnh Trung Quốc, các nhà khoa học Trung Quốc, Anh và Mỹ đă t́m ra mối liên quan giữa hút thuốc thụ động và nguy cơ trầm trọng của sa sút trí tuệ.
Hút thuốc thụ động, như hút thuốc ‘gián tiếp’ hoặc khói thuốc từ môi trường, được biết là gây ra các bệnh tim mạch và hô hấp nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh mạch vành và ung thư phổi.
Theo báo cáo được đăng trên tạp chí Occupational and Environmental Medicine, các nghiên cứu trước đây đă thấy mối liên quan giữa khói thuốc từ môi trường và suy giảm nhận thức, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên phát hiện mối liên quan rơ rệt với hội chứng sa sút trí tuệ.Trung Quốc là nơi có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, với 350 triệu người hút thuốc. Từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đă tích cực quảng bá về môi trường không khói thuốc ở các bệnh viện, trường học, các phương tiện công cộng và các nơi công cộng khác, nhưng việc thực hiện những chiến lược này đă không được phổ biến.
Ruoling Chen - giảng viên chính về sức khỏe công cộng và các đồng nghiệp, đă phỏng vấn 5.912 người hơn 60 tuổi ở các cộng đồng thành thị và nông thôn ở An Huy, Quảng Đông, Hắc Long Giang, Thượng Hải và Sơn Tây để xác định mức độ tiếp xúc với khói thuốc từ môi trường và thói quen hút thuốc, cũng như đánh giá mức độ của hội chứng sa sút trí tuệ.
Họ thấy rằng 10% của nhóm này đă bị sa sút trí tuệ trầm trọng. Điều này có mối liên quan rơ rệt với mức độ tiếp xúc và thời gian hút thuốc thụ động. Mối liên quan với các hội chứng trầm trọng đă thấy ở những người chưa từng, đă và đang hút thuốc.
Chen cho biết: “Hút thuốc thụ động nên được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với hội chứng sa sút trí tuệ trầm trọng, như nghiên cứu này ở Trung Quốc đă thấy. Tránh tiếp xúc với khói thuốc từ môi trường có thể giảm nguy cơ bị hội chứng sa sút trí tuệ trầm trọng.”
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính gần 80% trong số hơn 1 tỷ người hút thuốc trên toàn thế giới sống ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung b́nh, nơi mà gánh nặng bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá là nặng nhất, nhưng chỉ 11% dân số thế giới được bảo vệ bởi luật pháp hoàn toàn không khói thuốc.
vnn