Đây là lần thứ 2 Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng đàn tại kỳ họp niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở TP New York hôm 25-9. Tại Đại Hội Đồng lần này chủ yêu tập trung vào những vấn đề nóng như chương trình hạt nhân Iran, nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, vũ khí hóa học…Trong đó cảng thẳng nhất là sự đối đầu Mỹ và Iran.
Theo tờ The Washington Post, ông chủ Nhà Trắng cũng nêu bật một thông điệp giờ đã trở nên quen thuộc với cộng đồng quốc tế: Chủ quyền và sức mạnh vượt trội của Mỹ không phải là những thứ có thể bị thách thức, cũng như quyền hành động đơn phương của Washington trên vũ đài thế giới.
Khác với bài diễn văn năm ngoái (với mối đe dọa Triều Tiên là vấn đề nổi bật), ông Trump tại kỳ họp năm nay dành nhiều chú ý cho vấn đề Iran sau khi rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đa phương ký với Tehran và ra tay trừng phạt quốc gia Trung Đông này. Khẩu chiến là điều khó tránh bởi Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu không lâu sau khi ông Trump đăng đàn, cho phép ông đáp trả những công kích của nhà lãnh đạo Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở TP New York hôm 25-9 Ảnh: REUTERS
Trả lời phỏng vấn đài NBC News hôm 24-9, ông Rouhani khẳng định không có kế hoạch gặp ông Trump bên lề kỳ họp lần này bởi các điều kiện chưa chín muồi để đối thoại và Washington không ít lần đe dọa Tehran. Tổng thống Iran nhấn mạnh điều kiện tiên quyết để đối thoại là Mỹ cần khắc phục những thiệt hại từ việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Mặt khác, nhà lãnh đạo này cho rằng Iran sẽ vượt qua được các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ trong lúc để ngỏ khả năng phong tỏa eo biển chiến lược Hormuz nếu Mỹ dùng vũ lực để chặn đường xuất khẩu dầu khí của nước ông.
Trong ngày 26-9, ông Trump chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ với chương trình nghị sự tập trung vào Iran, vấn đề không phổ biến hạt nhân, các nghi án tấn công hóa học ở Syria và Anh. Đây là cơ hội để ông Trump thúc giục cộng đồng quốc tế có lập trường cứng rắn hơn đối với Tehran.
Tuy nhiên, tờ The Washington Post nhận định lời kêu gọi này khó lòng nhận được sự ủng hộ, nhất là khi cả 4 thành viên thường trực còn lại của Hội đồng Bảo an - Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh - đều phản đối Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Mối quan hệ được cải thiện giữa Mỹ và Triều Tiên cũng đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Trump tại các hoạt động ở TP New York. Giới phân tích nhận định nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tìm cách "quảng bá" kết quả này như là một thành công về chính sách ngoại giao ngay cả khi vẫn chưa rõ Bình Nhưỡng có bao nhiêu bước đi cụ thể hướng đến việc phi hạt nhân hóa.
Phát biểu với phóng viên hôm 24-9, ông Trump bày tỏ hy vọng sớm có cuộc gặp thứ hai với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng ngày cho biết ông hy vọng đến thăm Bình Nhưỡng trước cuối năm nay để thu xếp cho một cuộc gặp như thế. Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt Triều Tiên vẫn được duy trì lúc này.
Trong lúc thành công của triết lý "gây sức ép tối đa" lên Bình Nhưỡng mà ông Trump theo đuổi còn là dấu hỏi lớn, ông Rouhani đã bác bỏ việc xem đây là mô hình khả dĩ cho mối quan hệ Iran - Mỹ vì không thể so sánh tình hình Tehran với Bình Nhưỡng