Thời điểm bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát và lây lan khá nhanh. Chúng ta thường lầm tưởng về bệnh sốt xuất huyết. Dưới đây là 5 hiểu lầm về căn bệnh sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm.
Theo ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương th́ sốt xuất huyết không phải là một căn bệnh có tính chất "nan y". Nó hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại di chứng nếu được phát hiện kịp thời và tuân thủ đúng phát đồ điều trị. Tuy nhiên, vẫn c̣n không ít người có nhận thức không đúng về căn bệnh này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Một bài viết trên website của bệnh viện Bạch Mai đă lưu ư mọi người về những ngộ nhận có thể xảy ra đối với bệnh sốt xuất huyết, VnReview xin tổng hợp lại để các bạn tiện theo dơi.
1. Bị sốt xuất huyết một lần sẽ không bị nữa
Bệnh sốt xuất huyết không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào: người già, trẻ nhỏ hay thanh niên đều có thể mắc sốt xuất huyết. Hiện có 4 tưp virut sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể mắc lại (thậm chí lần sau c̣n có thể nặng hơn lần trước).
Virut gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu bạn nhiễm chủng virut nào th́ khả năng cơ thể bạn sẽ h́nh thành sự miễn dịch suốt đới với chủng đó. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết sau này nếu nhiễm phải những chủng virut c̣n lại.
Các bác sỹ cho biết, về nguyên tắc, một người có thể mắc 4 lần sốt xuất huyết trong cuộc đời. V́ vậy, nếu mắc sốt xuất huyết lần đầu, không đồng nghĩa với bạn không bị sốt xuất huyết nữa trong tương lai. Thay vào đó, bạn c̣n 3 khả năng bị sốt xuất huyết khi nhiễm 3 chủng virut c̣n lại.
2. Cứ giảm sốt là hết bệnh
Thông thường, đối với người bị sốt xuất huyết, trong 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, đây không phải là thời gian nguy hiểm nhất khi mắc sốt xuất huyết và các biến chứng của căn bệnh cũng không xuất hiện trong giai đoạn này. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân vẫn có thể được các cơ sở y tế cho điều trị tại nhà.
Từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Đa số bệnh nhân sẽ không c̣n sốt cao trong giai đoạn này nhưng đây lại chính là giai đoạn có thể xuất hiện những biến chứng nặng.
Theo bệnh viện Bạch Mai, biến chứng thứ nhất là t́nh trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm (đây là lí do v́ sao đă hết sốt nhưng các bác sỹ vẫn cho bệnh nhân làm các xét nghiệm thường xuyên mỗi ngày). Khi có kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ cân nhắc để quyết định xem có truyền dịch cho bệnh nhân hay không.
Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ nhỏ, có thể chúng ta chỉ quan sát được t́nh trạng trẻ li b́ hoặc bứt rứt vật vă, tiểu ít, bỏ bú. Khi thấy những biểu hiện như vậy, phải đến ngay bệnh viện để các bác sỹ xét nghiệm và cho truyền dịch để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Biến chứng thứ 2: Xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có các biểu hiện như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuât huyết dưới da… Trường hợp này cần được xét nghiệm và các bác sỹ sẽ căn cứ vào tŕnh trạng cụ thể để truyền tiểu cầu nếu cần thiết.
Các bác sỹ lưu ư rằng các bệnh viện địa phương đều có thể xét nghiệm ra và xử lí các tŕnh trạng này. V́ vậy, bệnh nhân không cần thiết phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên vừa mất thời gian vừa có nguy cơ không xử lí kịp, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ khi bệnh nhân bị sốc, suy tạng, y tế tuyến cơ sở sẽ hồi sức ban đầu và cho chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến Trung ương để cấp cứu và tiếp tục điều trị.
3. Bị lây bệnh khi tiếp xúc với người mắc sốt xuất huyết
Thông qua các nghiên cứu, chuyên gia y tế khẳng định sốt xuất huyết không lây qua hô hấp, tiếp xúc hay dịch tiết. Chỉ khi nào muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó đốt lại chúng ta th́ mới có khả năng bị lây bệnh sốt xuất huyết.
4. Tự ư uống thuốc Aspirin và ibuprofen khi bị sốt xuất huyết
Khi có các triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt... phần lớn người dân thường nghĩ ngay đến cúm hay sốt virut. Nhiều trường hợp thay v́ đến bệnh viện khám bệnh, người dân lại tự ư mua thuốc giảm đau như Aspirin và ibuprofen về sử dụng. Hai loại thuốc này sẽ làm giảm cảm giác đau nhức nhưng lại làm cho t́nh trạng "xuất huyết" của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng.
V́ vậy, chúng ta không nên uống 2 loại thuốc kể trên khi có các triệu chứng sốt xuất huyết mà hăy đến các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm nhằm xác định chính xác t́nh trạng bệnh.
5. Muỗi truyền bệnh chỉ xuất hiện ở những nơi ao tù, nước đọng
Không chỉ ao tù, nước đọng mà muỗi vằn c̣n cư trú ở những nơi nước trong để lâu trong chính ngôi nhà chúng ta ở như: bể nước cá cảnh, b́nh cắm lọ hoa lưu nước, ḥn non bộ, nước để trên ban thờ…