"Đồi trụy và phản động", đó là "tội danh" mà ĐCSTQ chụp mũ và chặn nhạc Đặng Lệ Quân vào những năm 1980 (H́nh ảnh trên web)
Năm 1980, Hiệp hội Âm nhạc Trung Quốc đă tổ chức một cuộc họp tại Tây Sơn, Bắc Kinh, để thảo luận và phê phán các bài hát của Đặng Lệ Quân. Các chuyên gia của trường phái học viện chính thống cho rằng một số bài hát của Đặng Lệ Quân khá u ám và suy đồi, và thuộc thể loại “nhạc đồi trụy” và “những bài hát khiêu dâm”. Đặc biệt, họ đặt nghi vấn về mục đích của bài hát “Hà nhật quân tái lai” (Ngày nào anh trở lại) của cô.
Đặng Lệ Quân (Teresa Teng - 29/01/1953 - 08/05/1995) là ca sĩ Đài Loan có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á và cộng đồng người Hoa toàn cầu, và cũng là một trong những siêu sao âm nhạc nổi tiếng nhất Nhật Bản nửa sau thế kỷ 20. Sự phổ biến rộng răi của các bài hát của Đặng Lệ Quân trong các cộng đồng người Hoa và sự nổi tiếng lâu dài của các bài hát của cô đă mang lại cho cô danh tiếng "hàng tỷ tràng pháo tay", "nơi nào có người Hoa, nơi ấy có giọng ca Đặng Lệ Quân", cô được tôn vinh là "Nữ hoàng ca nhạc Châu Á". Cô có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến sự khai sáng và phát triển của nền âm nhạc Hoa ngữ, đặc biệt là nền âm nhạc đại chúng Trung Quốc. Ngày nay, vô số ca sĩ vẫn hát những bài hát kinh điển của Đặng Lệ Quân để tưởng nhớ cô, người được biết đến như một biểu tượng văn hóa vĩnh cửu của nền âm nhạc đại chúng Hoa ngữ.
Sự nổi tiếng của tên tuổi Đặng Lệ Quân trong thế giới người Hoa vượt qua tất cả các nhân vật chính trị và văn hóa thể thao. Trong bốn mươi năm qua, giọng hát của cô đă chuyển từ giọng hát xa hoa thành giọng hát kinh điển Hoa ngữ, đă nuôi dưỡng bao thế hệ người. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, sự ca ngợi Đặng Lệ Quân về cơ bản là đến từ người dân. Thái độ của chính quyền đối với cô rất mơ hồ, CCTV không đưa tin về cô ấy khi cô ấy c̣n sống. Bài viết này cố gắng làm sáng tỏ lịch sử của việc "dỡ bỏ lệnh cấm" của chính quyền Bắc Kinh đối với Đặng Lệ Quân trong bối cảnh "Quan lạnh nhạt, dân say mê” cô.
Trước năm 1979, giọng ca Đặng Lệ Quân bị cấm với “tội danh” thô tục "đồi trụy và phản động"
Sự kiện đánh dấu: Năm 1980, Hiệp hội Âm nhạc Trung Quốc đă tổ chức một cuộc họp tại Tây Sơn, Bắc Kinh, để thảo luận và phê phán các bài hát của Đặng Lệ Quân. Các chuyên gia của trường phái học viện chính thống cho rằng một số bài hát của Đặng Lệ Quân khá u ám và suy đồi, và thuộc thể loại “nhạc đồi trụy” và “những bài hát khiêu dâm”. Đặc biệt, họ đặt nghi vấn về mục đích của bài hát “Hà nhật quân tái lai” (Ngày nào anh trở lại) của cô.
Đặng Lệ Quân sinh năm 1953, nổi tiếng từ khi c̣n trẻ, đến những năm 1960, cô đă là một ngôi sao nổi tiếng ở Đài Loan. Vào thời điểm đó, cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc đang diễn ra ác liệt, hai bên eo biển hoàn toàn bị cô lập. V́ vậy, thính giả Trung Quốc chỉ nghe nói về Đặng Lệ Quân một cách lẻ tẻ sau Cách mạng Văn hóa. Vào thời điểm đó, cô thực sự đang tập trung sự nghiệp của ḿnh ở Nhật Bản. Từ năm 1974 đến năm 1977, Đặng Lệ Quân đă phát hành 8 album và 12 đĩa đơn solo tại Nhật Bản, cô trở thành một ngôi sao ở toàn khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương.
Vào cuối những năm 1970, thính giả Trung Quốc nghe tiếng hát của Đặng Lệ Quân chủ yếu bằng hai cách: nghe trộm “đài địch”, và sao chép băng từ. Ở thời đại đó, ngoại trừ các đài phát thanh ở Trung Quốc ra, tất cả các đài khác đều là "đài địch". Và các đài phát thanh ở Trung Quốc không phát bất kỳ bài hát nào của Đặng Lệ Quân, do đó, nghe Đặng Lệ Quân hát đồng nghĩa với tội danh “nghe đài địch”. May mắn thay, sau Cách mạng Văn hóa, “nghe đài địch” không c̣n là “tội đặc biệt nghiêm trọng” nữa, mà thường là một lời chỉ trích và giáo dục, nhiều nhất là một h́nh phạt. Nó không giống như rủi ro như thời Cách mạng Văn hóa, động tí là cải tạo lao động, thậm chí bị kết án. Có thể nói, việc giảm thiểu rủi ro khi “nghe đài địch" là lư do quan trọng giúp Đặng Lệ Quân nổi tiếng ở Trung Quốc.
Được nghe các ca khúc của Đặng Lệ Quân qua băng đĩa là đặc quyền của các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Quốc. Đặc biệt là sau khi cải cách và mở cửa, giao lưu trong và ngoài nước ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các băng ca nhạc của Đặng Lệ Quân và các băng ca nhạc Hồng Kông, Đài Loan khác đến Trung Quốc bằng đường cá nhân. Khi đó, mọi người chưa có nhiều ư thức về bản quyền, một cuốn băng gốc có thể được sao chép hàng trăm lần, và mỗi cuốn băng sao chép sẽ được nghe hàng trăm lần.
Lư do khiến Đặng Lệ Quân đột nhiên trở nên nổi tiếng trong thời đại đó là giọng hát và lời bài hát của cô. Những người được giáo dục bởi những bài hát cách mạng suốt mấy chục năm, giờ đây mới phát hiện ra các ca khúc c̣n được hát như thế này! Lời bài hát vẫn có thể được viết như thế này! Những bộ năo bị giam cầm của người dân ngay lập tức được mở ra với một chân trời mới. Và v́ khán giả hai bên eo biển không đồng bộ với những bài hát của Đặng Lệ Quân, nên hàng chục bài hát hay của cô tích lũy được ở Đài Loan sau mười năm phổ biến đă đồng loạt “nổ tung” thính giả Trung Quốc, khiến trong thời gian ngắn ngủi, ai nấy đều mê mẩn giọng ca này.
Tuy nhiên, những đặc điểm khiến Đặng Lệ Quân được yêu thích chính là lư do khiến cô bị cấm đoán. Những bản t́nh ca của Đặng Lệ Quân nhanh chóng bị chụp mũ là "ca khúc khiêu dâm", "ca nhạc đồi trụy", cùng với những thứ như “quần ống loe”, “kính râm”, trong con mắt của các nhà giáo dục và bậc phụ huynh, chúng đă trở thành thứ “làm hỏng thanh thiếu niên”. Và chính Hội nghị Tây Sơn của Hiệp hội Âm nhạc Trung Quốc năm 1980 đă nâng những ca khúc của Đặng Lệ Quân lên tầm cao của “cỏ dại độc”.
Lời chỉ trích dữ dội nhất tại cuộc họp là ca khúc "Hà nhật quân tái lai" (Ngày nào anh trở lại). Bởi chữ “Quân” trong bài hát giống với tên của Đặng Lệ Quân. Ngày nay ca khúc "Hà nhật quân tái lai" thường được sử dụng trong các buổi ca nhạc hoặc tên tuyển tập để tưởng nhớ cô. Vào thời điểm đó, ca khúc "Hà nhật quân tái lai" là một "bài hát xấu" điển h́nh, bị chỉ trích dưới góc độ khiêu dâm hoặc phản cảm. Lời bài hát "Đời người có được mấy lần say, không vui vẻ c̣n đợi đến bao giờ. Đêm nay sau khi biệt ly, ngày nào anh trở lại", ư nghĩa từ mặt chữ đúng nghĩa là cảnh một chàng trai và cô gái lưu luyến bịn rịn tạm biệt nhau ra đi, nhưng bị quy chụp thành "đồi trụy". Bài hát này được viết vào năm 1936, thời điểm Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, "Quân" là ám chỉ đất nước hoặc quân đội Quốc dân đảng. "Ngày nào anh trở lại" (Hà nhật quân tái lai) có nghĩa là "khi nào th́ vùng đất đă mất sẽ được lấy lại". Từ góc độ này, tên bài hát trùng hợp với với "phản công đại lục" do Quốc dân đảng chủ trương lúc bấy giờ, nên bị quy là "phản động".
Một bài hát "đồi trụy và phản động" như vậy đă bị chỉ trích trong bầu không khí "vừa hồng vừa chuyên".
Từ năm 1980 đến năm 1981, các ca sĩ nhạc vàng “thế lực thù địch” với Trung Quốc đă bị cấm dưới danh nghĩa "chính trị"
Sự kiện đánh dấu: Năm 1980, Đặng Lệ Quân đề xuất "điều kiện" để cô đến Trung Quốc biểu diễn trong một buổi ḥa nhạc. Năm 1981, Đặng Lệ Quân đến hát cổ vũ cho quân đội Đài Loan trong một tháng, và thực hiện bộ phim tài liệu "Anh ở tiền đồn". Cách biểu diễn mang tính “chính trị” như vậy khiến các ca khúc của cô càng khó được chính quyền Bắc Kinh chấp nhận.
Trong thời đại thù địch giữa hai bờ eo biển Đài Loan, bất kỳ nhân vật nổi tiếng nào của công chúng chắc chắn bị cuốn vào chính trị. Là một ca sĩ ở Đài Loan, Đặng Lệ Quân quê gốc ở huyện Đại Danh, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, cũng không tránh khỏi ṿng thế tục đó.
Chưa đầy nửa năm sau khi các chuyên gia âm nhạc Trung Quốc họp để chỉ trích Đặng Lệ Quân, vào ngày 4 tháng 10 năm 1980, Đặng Lệ Quân đă tổ chức một buổi hát từ thiện tại Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn ở Đài Bắc, và tất cả tiền thu được từ tiền vé được quyên góp cho quỹ từ thiện. Nhưng có lẽ chính quyền Bắc Kinh căm ghét Đặng Lệ Quân nhất chính là “Giấc mơ Trung Hoa” của cô: “Ngày tôi trở lại Đại Lục hát là ngày Chủ nghĩa Tam dân thống nhất Trung Quốc”. Tuy nhiên người dân hai bờ eo biển, cả Đài Loan và Trung Quốc đếu yêu quư cô, và hy vọng “Giấc mơ Trung Hoa” của Đặng Lệ Quân sớm thành sự thực. Ngày đó có lẽ cũng không c̣n lâu nữa.
Trung Ḥa
Theo Ngọc Lượng - Vision Times
The Following 3 Users Say Thank You to kentto For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.