Chân dung nhà hoạt động khiến Belarus dùng Mig-29 để 'cướp máy bay'. Roman Protasevich trong khoảng thời gian dài trước khi bị bắt đă là mục tiêu của chính quyền Belarus bởi quá tŕnh tham gia phong trào chống Tổng thống Alexander Lukashenko.
Tại Belarus, Roman Protasevich là cái tên nổi tiếng trong giới truyền thông. Dù mới 26 tuổi, Protasevich từ lâu nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Alexander Lukashenko, đặc biệt sau hàng loạt cuộc biểu t́nh chống chính phủ quy mô lớn bùng phát năm 2020, theo Washington Post.
Hôm 23/5, Belarus sử dụng tiêm kích Mig-29 buộc máy bay của hăng hàng không Ryanair, khi đang trên đường tới Lithuania, chuyển hướng về thủ đô Minsk. Nhà chức trách Belarus sau đó bắt giữ Protasevich và một nữ sinh viên đi cùng.

Roman Protasevich tham gia cuộc biểu t́nh ở Minsk năm 2012. Ảnh: AP.
Mục tiêu từ lâu của chính quyền Belarus
Protasevich từng có thời gian là biên tập viên của nền tảng tin tức Nexta có quan điểm đối lập với chính quyền Tổng thống Lukashenko.
Trong phong trào biểu t́nh hồi năm ngoái, Protasevich thường xuyên chia sẻ những thông tin và đoạn video tại hiện trường, thông báo cho người biểu t́nh về hành động của lực lượng an ninh.
Để tránh sự trấn áp, Nexta đặt trụ sở ở Ba Lan và xuất bản thông tin, video trên ứng dụng Telegram. Nexta, cùng nền tảng tin tức song sinh là Nexta Live, thu hút gần 2 triệu người theo dơi.
Các quan chức thủ đô Minsk năm ngoái đưa Protasevich và Stepan Putilo, nhà sáng lập của Nexta, vào danh sách cá nhân "liên quan tới hoạt động khủng bố".
Ihar Tyshkevich, nhà phân tích chính trị tại Viện nghiên cứu Tương lai có trụ sở ở Ukraine, miêu tả những ǵ Protasevich và Putilo làm tại Nexta là "sự kết hợp giữa báo chí và hoạt động".
"Mỗi video hoặc tin tức mà cậu ta (Protasevich) đăng tải được hàng ngh́n người xem", Gulnoza Said, điều phối viên chương tŕnh Châu Âu và Trung Á của Ủy ban Bảo vệ Kư giả, cho biết.
Ngay khi c̣n ở tuổi thiếu niên, Protasevich đă dấn thân vào hoạt động chính trị, với việc tham gia các cuộc biểu t́nh chống chính quyền Tổng thống Lukashenko. Protasevich từng học tại Học viện Báo chí tại Đại học Nhà nước Belarus, sau đó làm việc cho hăng phát thanh European Radio và một số tổ chức báo chí.
Protasevich từng giam gia chương tŕnh đào tạo Vaclav Havel cho các phóng viên trẻ của Đông Âu và Nga, do Bộ Ngoại giao Czech đài thọ.
Tới năm 2019, do lo sợ bị cơ quan an ninh đặc biệt của Belarus, hiện vẫn mang cái tên KGB như từ thời Liên Xô, trả đũa, Protasevich rời khỏi đất nước để tới Ba Lan. Tại đây, Protasevich được cấp quy chế tị nạn chính trị. Người này sau đó đưa cả cha mẹ rời khỏi Belarus để tới Ba Lan sinh sống.
Năm ngoái, Tổng thống Lukashenko tuyên bố chiến thắng áp đảo cuộc tổng tuyển cử, trong khi phe đối lập Belarus cùng các quan sát viên của EU cho rằng cuộc bầu cử có gian lận. Khi biểu t́nh nổ ra, Protasevich tham gia tích cực trên mặt trận thông tin.
Phe đối lập, lănh đạo bởi ứng viên tổng thống là bà Svetlana Tikhanovskaya, tiến hành nhiều cuộc biểu t́nh ôn ḥa quy mô lớn. Đáp lại, chính quyền Tổng thống Belarus thẳng tay trấn áp người biểu t́nh.
"Nexta là kênh rất quan trọng trong cuộc chiến thông tin giữa chính phủ và phe đối lập. Họ giúp điều phối các cuộc biểu t́nh", chuyên gia Tyshkevich cho biết.
Trả lời phỏng vấn hăng thông tấn BBC hồi tháng 8/2020, Protasevich cho biết Nexta khởi đầu là một tổ chức truyền thông. Tuy nhiên, trước diễn biến tại Belarus, Nexta sau đó chuyển đổi theo hướng hoạt động chính trị.
"Tôi cảm thấy bản thân có trách nhiệm đối với những ǵ đang diễn ra, ở một mức độ nhất định", Protasevich cho biết.
Telegram, ứng dụng mă hóa bảo mật, là một trong những nền tảng chính mà Nexta sử dụng để đăng tải tin tức, cũng như là nơi để người biểu t́nh trao đổi thông tin với nhau.
Đối mặt bản án 12 năm tù
Hơn 30.000 người đă bị bắt trong các cuộc biểu t́nh, các nhóm quan sát nhân quyền cho biết.
"Chúng tôi là nhà báo, nhưng có những điều khác chúng tôi cũng phải làm. Các lănh đạo đối lập đang bị bắt", Protasevich nói với New York Times hồi tháng 9/2020.
Protasevich sau này rời Nexta, chuyển sang làm việc cho một nền tảng tin tức khác trên Telegram có tên Belarus of the Brain. Thanh niên này di chuyển qua lại giữa Ba Lan và Lithuania, nơi nhiều nhân vật đối lập của Belarus đang sống lưu vong.
Tuần trước, Protasevich tham dự một hội nghị kinh tế ở Hy Lạp cùng Tikhanovskaya. Trước khi rời khỏi Hy Lạp để tới Lithuania, Protasevich đă nhắn tin cho một số người bạn, cho biết bản thân dường như đang bị theo dơi.
Qua tin nhắn, Protasevich cho biết đang bị quan sát bởi một người đàn ông đầu trọc, nói tiếng Nga, mang theo chiếc vali màu đen.

Protasevich bị lực lượng an ninh bắt v́ tham gia đưa tin một cuộc biểu t́nh ở Minsk năm 2017. Ảnh: Stringer.
"Dường như lực lượng an ninh đang theo đuôi tôi ở sân bay. Họ c̣n cố chụp ảnh tài liệu của tôi. Không chắc lắm, nhưng điều này rất khả nghi", Protasevich nhắn tin với người bạn ở Nga.
Khi c̣n cách không phận Lithuania 2 phút, chuyến bay 4978 của hăng hàng không Ryanair bất ngờ bị một tiêm kích của Belarus áp tải tới Minsk với lư do trên máy bay có bom. Nhà chức trách Belarus sau đó không t́m thấy bom.
Hai trong số gần 200 hành khách trên chuyến bay 4978 bị bắt, trong đó có Protasevich và người đồng hành, nữ sinh viên Sofia Sapega.
Ngay khi máy bay c̣n chưa hạ cánh, Protasevich đă van xin thành viên phi hành đoàn không đáp xuống Minsk.
"Đừng làm thế, tôi là dân tị nạn, họ sẽ giết tôi mất", Protasevich nói với một thành viên phi hành đoàn, theo Guardian.
Trước đó, cơ quan công tố Belarus đă đưa ra ít nhất 3 cáo buộc đối với Protaseivch về các tội danh liên quan tới biểu t́nh. Nếu bị kết tội, Protasevich có thể lĩnh án ít nhất 12 năm tù.
Kênh truyền h́nh nhà nước Belarus hôm 24/5 đăng tải một đoạn video về Protasevich. Trong đoạn băng, Protasevich nói đang có sức khỏe tốt, được đối xử phù hợp và đúng pháp luật. Protasevich cho biết đang cung cấp bằng chứng phục vụ điều tra cáo buộc gây rối quy mô lớn.
Một ngày sau khi Protasevich bị bắt, Tổng thống Lukashenko kư lệnh cấm đưa tin trực tiếp về các cuộc tụ tập đông người hoặc biểu t́nh mà không xin phép.
Bộ Thông tin Belarus cũng được phép đóng cửa các hăng truyền thông mà không cần lệnh của ṭa án.
Lănh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) hôm 24/5 nhất trí áp đặt lệnh trừng phạt không vận với Belarus sau vụ chuyển hướng máy bay để bắt nhà hoạt động đối lập này.
Thủ tướng Czech Andrej Babis gọi vụ chuyển hướng máy bay hôm 23/5 là "vụ bê bối không thể chấp nhận được". Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen gọi đây là một "vụ cướp máy bay".
VietBF@ sưu tập