Thế giới hiện đang rất lo ngại "chiến thuật tẩy chay" của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tận dụng thị trường tiêu dùng khổng lồ của ḿnh làm đ̣n bẩy gây sức ép lên các thương hiệu nước ngoài. Tṛ 'bẩn' này rồi sẽ đến đâu?
Các nhà quản lư Trung Quốc hôm 2-4 cho biết thương hiệu thời trang H&M (Thụy Điển) đă đồng ư thay đổi "bản đồ có vấn đề" trên mạng sau khi bị Bắc Kinh chỉ trích. Theo hăng tin AP, chính quyền Thượng Hải cho rằng người dùng mạng internet đă báo cáo về "bản đồ có vấn đề" trên trang web của H&M. Sở Quy hoạch và Tài nguyên Thượng Hải sau đó yêu cầu công ty Thụy Điển này nhanh chóng sửa chữa. Thông báo trên mạng xă hội, H&M cho biết công ty đă sửa đổi sớm nhất có thể sau yêu cầu từ phía cơ quan chức năng Trung Quốc.
Các thông báo của Trung Quốc lẫn phản hồi từ H&M đều không nêu cụ thể "bản đồ có vấn đề" ở điểm nào. Tuy nhiên, truyền thông quốc tế cho hay các nhăn hàng nước ngoài thường xuyên bị yêu cầu đăng bản đồ bao gồm các khu vực mà nền kinh tế thứ hai thế giới đơn phương tuyên bố chủ quyền, như các khu vực tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc với Ấn Độ, "đường lưỡi ḅ" phi pháp trên biển Đông…

Một cửa hàng H&M nằm trong khu mua sắm tại thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Không chỉ H&M, các thương hiệu đ́nh đám khác như Nike, Burberry, Adidas và Uniqlo cũng đang bị truyền thông Trung Quốc chĩa mũi dùi v́ bày tỏ lo ngại về vấn đề "lao động cưỡng bức" ở Tân Cương. Hàng chục người nổi tiếng Trung Quốc cũng hủy hợp đồng với các thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ hàng hóa của H&M biến mất khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc.
Chưa rơ nguyên nhân H&M rơi vào "tầm ngắm" của Bắc Kinh lần này nhưng quan hệ giữa Trung Quốc và Thụy Điển đă căng thẳng kể từ năm 2005, sau khi một người làm trong ngành xuất bản người Thụy Điển gốc Hoa mất tích tại Thái Lan và sau đó xuất hiện ở Trung Quốc. Theo Bloomberg, nhiều cửa hiệu H&M ở Trung Quốc bị chủ mặt bằng yêu cầu đóng cửa trong khi hàng loạt biển quảng cáo của thương hiệu thời trang đến từ Thụy Điển bị gỡ bỏ. Trung Quốc chiếm 5,2% tổng doanh số của H&M vào năm 2020 và là thị trường lớn thứ 4 của công ty này sau Đức, Mỹ và Anh.
Nhằm buộc các thương hiệu nước ngoài tuân thủ, Trung Quốc đă tận dụng quyền tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ của ḿnh. Giới phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc với H&M lần này mạnh mẽ hơn nhiều so với những lần trước đây khi các thương hiệu nước ngoài bị cho là "vượt lằn ranh đỏ chính trị" ở Trung Quốc. Điều này đặt H&M trước nguy cơ trở thành nạn nhân doanh nghiệp đầu tiên trong bối cảnh Bắc Kinh bị phương Tây chỉ trích. Mỹ cũng lên án chiến dịch truyền thông tẩy chay của Trung Quốc - với sự tham gia của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp - nhằm vào các công ty Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Trước H&M, theo Reuters, hăng thời trang Christian Dior của Pháp vào năm 2019 từng lên tiếng xin lỗi sau khi sử dụng bản đồ Trung Quốc không bao gồm vùng lănh thổ Đài Loan. Tấm bản đồ Trung Quốc không có Đài Loan xuất hiện trong một bài thuyết tŕnh về mạng lưới cửa hàng của Dior tại một trường đại học ở TP Hàng Châu.
Hồi năm 2012, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản leo thang liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, các cuộc biểu t́nh chống Nhật Bản đă lan rộng ở hàng chục thành phố của Trung Quốc. Nhiều người biểu t́nh kêu gọi tẩy chay các thương hiệu Nhật Bản, từ ôtô của hăng Toyota đến hàng điện tử của Sony.
Na Uy, nước sản xuất cá hồi lớn nhất thế giới, cũng từng khiến Trung Quốc phẫn nộ sau khi trao giải Nobel Ḥa b́nh cho nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba vào năm 2010. Lượng cá hồi nhập khẩu từ Na Uy vào Trung Quốc sau đó giảm mạnh cho đến năm 2016 khi hai nước "làm lành".
VietBF@ sưu tầm.