Một con sông thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ có thượng nguồn ở Tây Tạng, Trung Quốc bắt đầu cạn khô. Nhiều quan chức Ấn Độ lên tiếng đ̣i Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho t́nh trạng này.
“Thông tin sông Brahmaputra đang khô kiệt, gây sốc đối với tất cả mọi người. Một đoạn khá rộng của con sông này gần thị trấn Pasighat, bang Assam cạn đến nỗi có thể nh́n thấy rơ cát bên dưới”, Tako Dabi, một quan chức địa phương thông báo t́nh h́nh từ hiện trường.
"Chúng tôi nghi ngờ sự khô kiệt đột ngột của sông Brahmaputra có thể là hậu quả của việc Trung Quốc chuyển hướng ḍng chảy con sông hoặc do một số can thiệp nhân tạo ở thượng nguồn", ông Dabi thêm vào.
Trong khi đó, K Apung, một chuyên viên Sở thủy lợi bang Pasighat cho hay: “Mực nước sông Brahmaputra đă giảm khoảng 3m trong vài ngày qua và chúng tôi thực sự không biết lư do tại sao. B́nh thường lượng nước ở con sông này vô cùng dồi dào. Ḷng sông vừa sâu vừa rộng. Nhưng nay, ḍng chảy của nó bị thu hẹp lại và băi cát dưới ḷng sông trước đây bắt đầu lộ ra”.
Sông Brahmaputra của Ấn Độ đang khô cạn. Giới chức Ấn Độ đang lên tiếng đ̣i Trung Quốc chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Ảnh minh họa: einfopedia.
Sông Brahmaputra, thuộc bang Assam, Ấn Độ bắt nguồn từ khu vực Tây Tạng, về phía Tây Nam của Trung Quốc. Tại đây, nó được gọi bằng cái tên Yarlung Tsangpo. Khi chảy vào Ấn Độ qua bang Arunachal Pradesh – một bang miền núi xa xôi miền Đông Bắc nước này, con sông này lại được gọi bằng cái tên khác là Siang.
Con sông dài 2.900 km này sau đó tiếp tục chảy vào vùng đồng bằng của bang Assam, bang liền kề với bang Arunachal Pradesh và sau đó kết thúc ở Bangladesh, Vịnh Bengal. Nó cung cấp nước cho hàng trăm triệu nông dân và dân thường Ấn Độ.
Việc sông Brahmaputra đang có dấu hiệu khô cạn dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người dân Ấn Độ ở khu vực này. Do đó, nó trở thành chủ đề thảo luận chính trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ và người đồng cấp Ấn Độ của ông Krishna tại Delhi.
Tại đây, Ấn Độ thể hiện mối quan ngại lớn trước khả năng Trung Quốc chuyển hướng ḍng sông hoặc làm gián đoạn ḍng chảy của nó nhằm phục vụ cho các nhà máy thủy điện của họ tại thượng nguồn của con sông.
T́nh trạng đói năng lượng và thiếu nước ở Trung Quốc đang khiến con rồng châu Á đẩy mạnh các dự án xây dựng các công tŕnh thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo tại khu vực Tây Tạng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cam kết các dự án trên không bao gồm những đập ngăn nước phá vỡ cấu trúc của ḍng chảy của con sông này.
Trong nỗ lực chấm dứt sự nghi kỵ lẫn nhau, Ấn Độ và Trung Quốc, vừa đạt được thỏa thuận năm 2012 sẽ là năm “hữu nghị và hợp tác Ấn Độ - Trung Quốc”.
Thanh Thiên (theo Gulf Times)