Khi được mẹ giải thích là bố mẹ cũng muốn mua quần áo đẹp, đồ chơi đẹp cho bé nhưng lại không có tiền, bé hồn nhiên đề nghị: “Thế bố mẹ bán nhà đi”.
Choáng váng v́ sở thích của con
Quá quen với cụm từ "yêu nữ thích hàng hiệu" nhưng chị Ngân chẳng bao giờ bận tâm. Với chị "yêu nữ" hay "hàng hiệu" đều là những khái niệm quá xa vời. Tiền ít, nhà chật, vấn đề chị quan tâm chỉ là hôm nay ăn cơm ǵ, mua 2 hay 3 lạng thịt, mua 1 hay 2 mớ rau. Chính v́ vậy, có chết chị cũng không thể tưởng tượng được có ngày chị phải lao đao v́ hàng hiệu.
Mọi chuyện bắt nguồn từ chị Lan, chị ruột anh Trung, giàu có và rất thương cháu nên chị Lan đề xuất "bao" bé Hoa ăn học. Từ mẫu giáo đến cấp 1, bé toàn được học những trường xịn, học phí bằng cả tháng lương của chị. "Bác cháu nhà người ta yêu quư nhau, quan tâm nhau nên tôi không can thiệp. Tôi nghĩ bác nuôi cháu ăn học cũng tốt mà. Thế là tôi vui vẻ đồng ư" - Chị Ngân chia sẻ.
Mọi chuyện đều b́nh thường khi bé Hoa ở lớp mẫu giáo. Nhưng t́nh h́nh thay đổi nhanh chóng khi bé vào cấp 1. V́ sống trong môi trường "nhà giàu" nên quan điểm, tư tưởng của bé không c̣n nằm trong ngôi nhà 12m2 nữa. Mới tí tuổi đầu mà bé luôn tỏ ra sành điệu. Cứ mỗi khi bạn bè có đồ mới, bé lại nằng nặc đ̣i mẹ sắm. Ngạc nhiên ở chỗ, bé muốn mẹ sắm đồ y hệt của bạn, đồ xấu hơn, bé không chịu.
Chị Ngân phàn nàn: "Quần áo Trung Quốc à? C̣n lâu nhé. Bé biết phân biệt hàng hiệu với hàng Tàu rồi đó. Hàng Trung Quốc, bé mang ra giữa đường rồi… vứt. Thấy con như thế, tôi sợ đến phát sốt mấy ngày liền". Khi được mẹ giải thích là bố mẹ cũng muốn mua quần áo đẹp, đồ chơi đẹp cho bé nhưng lại không có tiền, bé hồn nhiên đề nghị: "Thế bố mẹ bán nhà đi". Chị nghe xong mà choáng váng.
Chị Linh cũng đau đầu khi cậu con trai duy nhất của ḿnh mê mệt hàng hiệu. Chị không thể hiểu được tại sao mới học lớp 5, cu Tuấn đă biết đâu là hàng LV, đâu là hàng Gucci. Và cu cậu thẳng thừng từ chối những bộ quần áo chị mua ngoài vỉa hè. Mua sắm ư? Cu cậu đ̣i đi Vincom, Parkson.
Ảnh minh họa Nhọc nhằn cai nghiện hàng hiệu cho con
Chị Linh than thở: "Cứ tưởng chỉ mấy bà cô lắm tiền, rảnh rỗi mê hàng hiệu. Ai dè đứa bé vắt mũi chưa sạch cũng mê mệt". Thời gian đầu, cu cậu đ̣i hàng hiệu, anh chị dù hơi bất ngờ nhưng vẫn chiều theo quư tử. Dẫu sao, gia đ́nh anh chị cũng thuộc vào hàng khá giả. Hơn nữa chị lư giải: "Bố mẹ xài hàng hiệu mà lại cấm con th́ đâu có được. V́ vậy, chi vài triệu mua đồ cho con không phải vấn đề ǵ lớn.
Nhưng càng ngày, đ̣i hỏi hàng hiệu của cu Tuấn ngày càng nhiều khiến anh chị hụt hơi. Chị ca thán: "Niềm đam mê hàng hiệu của cậu nhóc c̣n lớn hơn cả tôi. Trong khi tôi một năm mua cùng lắm 2,3 món đồ th́ cậu nhóc đă đ̣i tới hàng chục món.". Chị Linh chia sẻ, với đ̣i hỏi quá đáng của con, chị vẫn có thể đáp ứng được nhưng chị rất sợ. Mới tí tuổi đầu cu cậu đă ăn tiền "phá trời" như thế, lớn lên có lẽ bán cả bố mẹ đi cũng không đủ cho cậu chi tiêu.
Thế là chị nghĩ tới chuyện "cai nghiện" hàng hiệu cho con. Đầu tiên, chị gom hết đống đồ đắt tiền của con giấu đi và mua hàng chợ. Chị nghĩ con sẽ buộc phải mặc đồ v́ nếu không chịu "chẳng lẽ lại cởi truồng à?". Đúng là cu cậu phải mặc đồ hàng chợ thật nhưng cu Tuấn phản ứng lại bố mẹ bằng cách không thèm đi học. Ngay cả khi anh chị "tống" được cậu lên xe, chở thẳng đến trường, cu cậu lại trốn về nhau sau khi bố mẹ khuất bóng. Chị Linh thở ngắn than dài v́ không biết đối phó như nào với cậu con trai mê hàng hiệu của ḿnh.
Trong khi đó chị Ngân phải dùng biện pháp mạnh. Cứ mỗi lần bé Hoa không mặc đồ hàng chợ hoặc mang đồ ra đường vứt, chị Ngân lại kéo bé vào nhà "tẩn" cho một trận. Bị ăn đ̣n, bé cũng không sợ, vẫn kiên quyết nói không với hàng chợ, hàng xấu. Chẳng c̣n cách nào khác, chị Ngân đành chuyển trường cho con. Chị lặn lội gửi con vào một "trường làng" nơi những đứa trẻ sống giản dị, thơ ngây. Rất may, cuối cùng, bé Hoa đă được "đào tạo" để trở thành một bé gái b́nh thường, sẵn sàng mặc những bộ đồ giá rẻ mẹ mua ngoài chợ.
Theo A.family