Điểm mặt các bài báo trên mạng số người vào đọc các tin bài "đứng đắn" mang tính chính luận so với những thông tin về giới showbiz... sẽ thấy tỉ số nghiêng về bên nào?
Ngày nay, truyền thông là sản phẩm của thế giới văn minh và đă trở thành một quyền năng có sức mạnh, ảnh hưởng không thua ǵ các loại vũ khí chiến lược, chiến thuật trong thời toàn cầu hóa, công nghệ cao...
Truyền thông Việt Nam cũng ư thức được sự "ưu việt" đó, đă tạo cho ḿnh một phạm vi quyền lực, có ảnh hưởng đến mọi hoạt động từ tầm vi mô- cá nhân, đến tầm vĩ mô- các vấn đề quốc kế dân sinh, an ninh, chính trị, ngoại giao...
Nhưng đôi khi v́ những mục đích khác nhau, tính ưu việt của truyền thông đă bị lạm dụng, trở nên vượt mức cho phép theo luật và tính đạo đức, nhân văn của người làm báo.
Có t́ có vết?
Có lẽ truyền thông Việt Nam không thời nào như thời này có sự cạnh tranh thông tin quyết liệt, nên có một tin ǵ dù nhỏ xíu cũng được "thổi" thành sự kiện, và các kênh truyền thông lao vào, sợ chậm chân, sợ thua kém đồng nghiệp. Thậm chí có người c̣n lấy đó như một cách tăng tiara số báo, câu view trang mạng, hay là dịp tạo bệ phóng cho tên tuổi phóng viên.
Và khi truyền thông đă đồng lọat để mắt đến, th́ lúc này việc phán xét sự việc đúng- sai sẽ không quan trọng. Chỉ cần "moi" được càng nhiều thông tin càng tốt,"thượng vàng, hạ cám", ngóc ngách, xó xỉnh... có ǵ là lôi ra bằng sạch sành sanh. Chưa kể có nhà báo c̣n thêm thắt "ít xít ra nhiều", "thêm mắm, dặm muối", dùng lời lẽ "đao to búa lớn", không ai để ư đến cái "hậu" của thông tin sẽ như thế nào.
Điển h́nh nhất là việc truyền thông đưa tin các vụ án hay nghi án cả về vi phạm luật h́nh sự lẫn "vi phạm" đạo đức, hay thậm chí chẳng vi phạm ǵ, nhưng hơi có "t́" có "vết" nhỏ xíu.
Tóa án chưa xử, nhưng qua truyền thông, th́ xem như nhân vật liên quan bị "nhúng chàm". Mà thân nhân của nhân vật cũng bị "mổ xẻ" trên truyền thông đến tận cùng. Có người c̣n bị mang cả gia đ́nh ra đề làm "mồi nhắm" cho đầy trang báo.
Nếu như ai đó để ư khi xem, nghe, đọc truyền thông của nước ngoài, sẽ thấy họ có sự cẩn trọng khi đưa những thông tin thuộc về nhân thân, và nhất là có liên quan đến trẻ vị thành niên.
Ảnh minh họa
Khi một kẻ t́nh nghi vi phạm pháp luật quốc gia bị bắt, chính những người thi hành công vụ đă che chắn thậm chí cho đương sự túi che mặt, tránh những ống kính của truyền thông.
Với họ, khi ṭa chưa tuyên án, chưa có tội, và đang là người ở diện t́nh nghi cần xét hỏi, điều tra, nếu họ không có vi phạm, th́ nhân thân họ phải được bảo vệ, kể cả h́nh ảnh.
C̣n với trẻ vị thành niên, nếu có dính đến pháp luật, việc truyền thông chụp ảnh chỉ là những trường hợp đặc biệt với sự cho phép của luật pháp, và một số cơ quan bảo vệ quyền trẻ em. V́ nếu đưa h́nh ảnh đứa trẻ không theo luật, chính tờ báo hay phóng viên sẽ bị luật pháp quy tội, chưa kể các nhà họat động v́ quyền trẻ em của quốc gia hay quốc tế sẽ không tha thứ.
C̣n với những trẻ vị thành niên mà cha mẹ vi phạm pháp luật, th́ có những vùng cấm của luật, không được xâm phạm, gây ảnh hường đến tâm, sinh lí và tương lai của đứa trẻ. Truyền thông cũng phải tuân theo một cách nghiêm ngặt.
Với ngay cả cách dùng từ để chỉ kẻ bị t́nh nghi vi phạm pháp luật, truyền thông nước ng̣ai cũng tránh dùng những từ mang tính nhục mạ hay thiếu tôn trọng kẻ đó. Và ngay cả khi ṭa tuyên án, nếu có đưa tin họ vẫn kèm theo trước cái tên là Mr, Mrs, Miss...
Nhưng truyền thông Việt Nam của ta th́ có khác. Các ống kính của truyền thông th́ t́m mọi cách để có một "cận cảnh" kẻ bị t́nh nghi đang được cơ quan thi hành pháp luật tạm bắt giữ. Hay đang giải từ nhà- cơ quan vào trại tạm giam, hay đang ngồi chứng kiến cảnh lục soát tư gia, pḥng làm việc...
Với trẻ vị thành niên th́ h́nh như không có ranh giới nào gọi là vùng cấm. Có thể thấy h́nh ảnh những đứa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trên hầu hết các kênh truyền thông mỗi khi có vụ việc nào liên quan đến bọn trẻ, từ ăn cắp vặt, giật đồ, móc túi, đua xe... đến hút chích ma túy, giết người....
Nếu sau ít ngày, vài tháng, vài năm những đứa trẻ này được trở về với xă hội, liệu có "di chứng" ǵ không về tâm lí khi nếu ai đó vô t́nh hay cố ư đưa ra h́nh ảnh không mấy đẹp của các em? Mà cái "dư luận" về thành tích bất hảo của một cá nhân trong xă hội Việt Nam ta vẫn c̣n đầy thiên kiến, rất khó gột rửa.
Không biết có ai nghĩ nếu sau này những đứa trẻ đó lớn lên, được cải tạo giáo dục tốt, làm một người lương thiện hay thậm chí có thể trở thành một công dân thành đạt..., chỉ v́ một trang báo xưa có in h́nh ảnh ḿnh, th́ nó sẽ ảnh hưởng như thế nào với họ và cả với con cháu của họ?
Luật pháp quy định có thể xóa bỏ án tích trong một thời gian nhất định sau khi thi hành án, nhưng truyền thông là "giấy trắng, mực đen","bút sa gà chết", là h́nh ảnh sống động, sự thật 100% , lại được lưu bằng đủ h́nh thức, th́ sao xóa được? Nhất là khi cuối cùng, họ vô tội?
Đây là với trẻ được cho là "chưa ngoan". C̣n với trẻ "ngoan" th́ sao? Ngay cả với một em bé cũng từ truyền thông phong cho chữ "thần đồng", để rồi cũng chính truyền thông đă không thương tiếc ném "đá" em chỉ v́ em quá thông minh, quá giỏi, quá "người lớn", đến cô giáo, rồi mẹ em phải rơi nước mắt xin truyền thông... tha cho em.
Giới làm báo TP.HCM lâu năm, hẳn vẫn con nhớ vụ một sĩ quan cảnh sát cao cấp có nghi vấn phạm pháp, thế rồi truyền thông đua nhau viết về ông ta. Kết quả đứa con gái nhỏ của ông học lớp 11, vừa ngoan vừa giỏi chịu không nổi áp lực, đă tự tử. Hay vụ một sĩ quan cảnh sát chống ma túy bị mua chuộc..., thế là vừa viết về bố, vừa lôi cả con cái đang học trường nào, mấy tuổi.... mà không biết để làm ǵ.
Những hậu quả tai hại về tâm lư xảy ra với các em bé đó, ai chịu trách nhiệm?
Quảng bá lối sống sai lầm?
Không có tờ báo mạng hay trang tin điện tử nào mà trong ngày không nhắc đến một thông tin ǵ về giới showbiz Việt hay nước ngoài. Và những thông tin đó phần lớn lại mang sự phô trương của giới showbiz.
Không là những bức ảnh "nghèo" quần áo, th́ cũng là những bức ảnh khoe áo quần tiền tỉ. Không là xe hơi hàng chục tỉ th́ cũng là người t́nh "đại gia", bạn trai "thiếu gia", "cậu ấm"... Không là những chuyến du lịch ở các resort bốn, năm sao sang trọng trong nước th́ là các kỳ nghỉ đi mua sắm ờ Mỹ, châu Âu... Không là chuyện khoe nữ trang, đồng hồ giá "trên trời" th́ là chuyện mất kim cương, nhẫn vàng bạc triệu USD..
Không riêng báo điện tử, báo mạng, điểm mặt các đài truyền h́nh lớn đều có một chuyên mục kiểu "khám phá nhà các sao" dưới dạng này dạng kia. Nhưng chung quy cũng là sự khoe khoang cái giàu cái sang, cái xa hoa trong ngôi nhà các sao giới showbiz Việt, những ngôi nhà có giá tiền tỉ VNĐ, hay tiền triệu USD, cùng các thứ nội thất trang trí cao cấp, có khi dát vàng khắp cả nhà.
Không biết khi đăng những thông tin đó, truyền thông có mục đích ǵ? Khuyến khích giới trẻ hăy trông vào gương của họ đề phấn đấu được bằng như họ? Hay khuyến khích cách sống xa hoa, thậm chí theo mode "chân dài- đại gia" theo quan điểm "không tiền cạp đất mà ăn" của một em chân dài giới showbiz?
Trong báo cáo về t́nh h́nh truyền thông Việt Nam nắm 2012, phần khuyết điểm có tổng kết:...
"Thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hoá Việt Nam vẫn c̣n khá phổ biến trên các trang báo mạng và nhiều trang thông tin điện tử. Đặc biệt trên các báo điện tử có quá nhiều h́nh ảnh phụ nữ hở hang bị dư luận phản ứng gay gắt.
Nhiều thông tin thiếu thẩm mỹ, vô bổ, có lúc c̣n mang tính săm soi, lại được các phóng viên, các báo khai thác quá nhiều như tin, ảnh về đời tư, những hớ hênh của nghệ sỹ, người mẫu trong và ngoài nước"
Phải chăng truyền thông Việt "núp" chiêu phản ánh những tiêu cực với mục đích giáo dục không để vi phạm sai lầm, hay phản ánh để cảnh tỉnh những ai chưa rơi vào trường hợp đó biết mà tránh...?
Hay đó chỉ là tấm b́nh phong che đậy? Mà thực chất là nhiều cơ quan báo chí đang cố tính đưa các h́nh ảnh đó để mang lại lợi nhuận cho bản thân phóng viên và tờ báo, để câu view, đến bán báo?
Dĩ nhiên "đứng đắn" th́ số view rất khiêm tốn, trong khi showbiz có khi chỉ vài giờ đă có hàng trăm ngàn view, chưa kể c̣n được nhân bản chia sẻ tràn ngập trên mạng.
Đấy là chưa nói đến việc truyền thông cũng thường chạy đua để tung các clip đánh nhau , sinh hoạt t́nh dục trong học đường, mô tả chi tiết các vụ án giết người, đánh ghen, đâm chém nhau...
Và vô t́nh hay hữu ư, khong ít tờ báo đă quảng bá cho giới trẻ và cả một bộ phận công chúng độc giả xem- nghe truyền thông Việt bắt chước, a dua theo những ǵ đă được đưa tin. Quảng bá cho lối sống sai lầm, những mục tiêu sống, lư tưởng sống sai lầm, nhất là với giới trẻ.
Trong thời đại truyền thông nối mạng toàn cầu, thiết nghĩ truyền thông Việt Nam nên có cách ứng xử với thông tin cũng theo sự văn minh của truyền thông thế giới. Và trên nữa, nên có những sàng lọc thông tin một cách nhân văn đúng theo đạo đức người cầm bút , đạo đức nghề báo, để truyền thông như những nhà "chở đạo" đến công chúng độc giả.
Minh Châu