(VnMedia) - Trước sự chỉ trích gay gắt của phe đối lập về chính sách đối ngoại quá “mềm yếu” khi đối diện với cuộc xâm nhập táo tợn của binh lính Trung Quốc vào khu vực phía đông Ladakh, chính phủ Ấn Độ cuối cùng cũng đă bắt đầu “giơ móng vuốt” với Bắc Kinh. Theo đó, chính Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đă đích thân phát đi một thông điệp cứng rắn cho Trung Quốc bằng việc quyết định kéo dài chuyến thăm đến Nhật Bản – một nước đang đối đầu kịch liệt với Bắc Kinh.
Thủ tướng Ấn Độ vừa phát đi một thông điệp cứng rắn với nước láng giềng
Trung Quốc.
Xác nhận về quyết định bất ngờ nói trên, các nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho hay, Thủ tướng Singh sẽ ở thăm Tokyo trong 2 ngày vào cuối tháng này thay v́ một ngày như kế hoạch đă định trước đây. Ông Singh sẽ sử dụng một ngày thêm đó vào việc tăng cường mối quan hệ tương tác với Tokyo.
Không phủ nhận việc quyết định trên của Ấn Độ là hành động đáp trả lại diễn biến gần đây ở Ladakh – nơi quân Trung Quốc đang đóng ở khu vực nằmsâu trong lănh thổ Ấn Độ 19km suốt từ hôm 15/4 đến nay, các quan chức Ấn Độ thừa nhận, rất hiếm khi Thủ tướng lại ở thăm một nước nào đó cả một ngày nếu không có một cam kết chính thức nào đó với chính phủ của nước chủ nhà.
Nhật Bản và Trung Quốc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong cuộc đối đầu này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă thể hiện sự cứng rắn và quyết liệt đến cùng. Nhà lănh đạo này thường xuyên đe dọa sẽ đáp trả bằng vũ lực nếu Trung Quốc cố t́m cách đổ bộ vào quần đảo đang nằm trong tranh chấp. Tokyo kiểm soát quần đảo đó và họ tin tưởng một cách chắc chắn rằng, nó là một phần lănh thổ không thể tách rời của Nhật Bản xét cả về chứng cứ lịch sử lẫn luật pháp quốc tế.
Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ dự kiến sẽ diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng này. Ông Singh trước đó được cho là sẽ có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Abe sau khi đến thủ đô Tokyo từ tối hôm trước và trở về nước ngay ngày hôm sau. Tuy nhiên, theo sự thay đổi mới, Thủ tướng Singh sẽ tiếp tục ở lại thủ đô Tokyo ngày hôm sau để gặp gỡ với giới lănh đạo cấp cao Nhật Bản.
Đối với Trung Quốc – nước vốn sẵn có mối quan ngại về mối quan hệ ba bên Ấn Độ-Nhật Bản-Mỹ, việc Thủ tướng Singh kéo dài chuyến thăm đến Nhật Bản sẽ khiến họ hoàn toàn không cảm thấy dễ chịu chút nào bởi ít nhất điều đó chứng tỏ Ấn Độ coi trọng mối quan hệ với Nhật Bản như thế nào. Gần đây, báo chí của Trung Quốc đă tỏ ra bực tức, lên tiếng chỉ trích chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến Nga. Họ cho rằng, chuyến thăm đó gây ra mối đe dọa đối với Bắc Kinh.
Thủ tướng Abe từ lâu đă rất ủng hộ việc mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản với Ấn Độ. Ông Abe đă khiến nhiều người ngạc nhiên khi trong nhiệm kỳ làm Thủ tướng trước đó vào năm 2006, ông này đă đưa ra nhận định rằng, mối quan hệ Nhật-Ấn có thể vượt qua cả mối quan hệ Mỹ-Nhật và Nhật-Trung. Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso cũng nhớ lại sự kiện ông Abe có bài phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ, trong đó ông này nhấn mạnh, một nước Nhật Bản mạnh sẽ đem lại lới ích tốt nhất cho Ấn Độ và tương tự một Ấn Độ mạnh sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho Nhật Bản,.
Rất thú vị là, nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại Ấn Độ cho rằng, Thủ tướng Singh nên có cuộc điện đàm với người đồng cấp Abe về diễn biến ở khu vực biên giới giữa nước này với Trung Quốc gần đây.
Trong bài phát biểu mới đây, ông Aso cũng kêu gọi hải quân hai nước Ấn Độ và Nhật Bản tăng cường tiếp xúc với nhau hơn nữa để đưa mối quan hệ hợp tác hàng hải lên một tầm cao mới. Ông này nói, khi Trung Quốc tiếp tục bổ sung sức mạnh cho lực lượng hải quân th́ Nhật Bản cũng kiên quyết bảo vệ đến cùng lănh thổ của ḿnh.
Kiệt Linh - (theo Times of India)