R8 Võ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Gửi hồn vào cây kiểng
Phong trào chơi hoa kiểng phát triển ngày càng mạnh, tạo cơ hội cho nhiều nhà vườn giàu lên từ cây cảnh. Anh Ngũ Quốc Thông, ở phường An Hòa, TP Cần Thơ là một điển hình.
Lúc đầu anh chỉ chơi vài cây để thư giãn và trao đổi với bạn bè, nhưng càng chơi càng mê. Vốn liếng dành dụm anh đầu tư hết cho vườn kiểng. Suốt 10 năm, anh lặn lội khắp nơi để săn tìm cây dáng đẹp mang về chăm bón. Bằng niềm say mê cộng với bàn tay tài hoa, anh đã tạo một vườn kiểng đáng giá. Cây nào cũng có dáng thế độc đáo, nhiều chủng loại, từ kiểng nòi đến kiểng rừng.
Cây đào tiên có bộ gốc xù xì, có giá hàng triệu đồng.
Phần đông nghệ nhân chơi cây cảnh thường chọn sanh, si, cằn thăn, nguyệt quới, kim quít, mai vàng,… còn anh lại thích những cây rừng hoang dã, những “kỳ mộc” trong thiên nhiên, như bằng lăng, vú sữa, hoàng hậu, me, linh sam, lộc vùng, đào tiên, chuông vàng, bông trang… “Gia tài” quý báu của anh giờ là hằng trăm tác phẩm nghệ thuật cây kiểng, đặc biệt là những gốc cổ thụ độc đáo, có giá từ vài chục đến cả trăm tiệu đồng.
Cây me dáng Bonsai.
Kiểng nhà anh Thông hầu hết là kiểng nghệ thuật, mỗi cây là một tác phẩm, nhất là những chậu bonsai mini được uốn công phu, tỉ mỉ, bộ rễ đan dầy và ôm chặt theo dáng “phu thê”, cho giới thưởng ngoạn nhiều suy gẫm. Anh Thông rất thích những cây có dáng kỳ thú, gốc rễ hùng mạnh, tàn nhánh hài hòa.
Đối với anh, điểm nhấn nghệ thuật còn là nét sần sùi, vặn xoắn hoặc phình to, mà các nghệ nhân cổ điển thường gọi là “cây nu” và “cây xù”. Đây là những cây đột biến, do tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện sinh lý, nhưng vẫn phát triển bình thường. Theo anh Thông nu càng to, xù càng nổi, thì… giá trị nghệ thuật càng cao.
Cây mai chiếu thủy.
Không ít người lúc đầu nhìn những thân cây phình to, xù xì, cục mịch, thì không có cảm giác gì. Nhưng khi nghe anh giải mã những bí ẩn của “cây nu” và “cây xù” thì lại mê như điếu đổ. Nhiều người còn thi vị hóa cây nu, tượng trưng cho “lộc ” trong Phước - Lộc - Thọ. Nhờ vậy mà rất đông khách chơi đua nhau săn tìm cây nu, với giá gấp đôi cây bình thường, nhất là trong những ngày cận Tết.
Không những say mê bonsai, kiểng dáng cổ, anh Thông còn thuần thục về kiểng bông, nên thường cắt tỉa, uốn sửa, tạo dáng, nhằm biến những cây rừng hoang dã thành cây cảnh nghệ thuật. Vườn kiểng nhà anh mỗi khi Tết về thì tấp nập người tham quan, đặt mua, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đắt hàng nhất là mai vàng, khế, kim quít, ngâu Pháp, sung. Đây là hững cây lâu năm, tàn nhánh hài hòa, bố cục chặt chẽ, vừa thể hiện vẻ kiêu kỳ, hùng vĩ, vừa hiền hòa mềm mại, như một bài thơ siêu thoát.
Anh chia sẻ, chơi kiểng trước hết là để thư giản và gửi gắm những hoài bão của mình vào các dáng thế. Những cây lâu năm, có dáng thế xiêu vẹo, già dặn, phong sương, tượng trưng cho sự từng trải, vượt qua nhiều sóng gió. Đối với anh, mỗi gốc kiểng đều có hồn, cây nào cũng có vẻ đẹp thâm trầm, kín đáo, tiềm ẩn một triết lý sống.
Hoài Vũ
(Đất Việt)
|