Khả năng Facebook trở thành một Yahoo thứ hai, một Yahoo đang ở bên kia triền dốc lớn đến đâu?
Ở thời điểm hiện tại, tất cả đều dồng ư rằng Facebook đă trở thành một con quái vật đáng gờm trong thế giới mạng xă hội. Với hơn 750 triệu người sử dụng (số liệu tháng 7/2011), hàng tỉ USD lợi nhuận và hệ thống “Like” độc đáo, mạng xă hội này đă “đè bẹp” MySpace theo đúng nghĩa đen, cũng như gián tiếp đe dọa sự tồn tại của bất kỳ mạng xă hội nào đang hoạt động.
Tuy nhiên, rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực internet khác cũng đă đạt được những thành công tương tự như Facebook. Điều đáng nói ở đây là những công ty này, điển h́nh là Yahoo, đă và đang ở phía bên kia con dốc thành công. Thậm chí một vài nhận xét đầy quan ngại cho rằng Yahoo đang tiến dần đến bờ vực phá sản.
Mới đây, trong một bài viết trên trang
Datamation, blogger Mike Elgan đă đưa ra một nhận xét đầy tranh căi, rằng
“Facebook đang dần dần bị lu mờ. Thay v́ đưa ra những cải tiến trong dịch vụ, th́ họ lại copy ư tưởng của những mạng xă hội khác như Twitter hay Google+”. Vậy thực hư ra sao? Phải chăng đây là nhận xét đúng?
Một cách tóm tắt, Elgan cho rằng mạng xă hội lớn nhất thế giới không hề có những tính năng mới thực sự nổi bật, thứ có thể giúp nó trụ vững ở ngôi vương, cũng như thu hút nguồn khách hàng mới. Thành công của Facebook có được là nhờ mạng xă hội này chọn đúng thời điểm, khi mà tiến bộ công nghệ giao ḥa với ư tưởng “xă hội ảo” để tạo ra một mạng xă hội dành cho mọi người. Bằng việc bắt đầu triển khai tại các trường đại học, Facebook đă có bước khởi đầu “chậm nhưng chắc” để trở thành một mạng xă hội hoàn hảo dành cho giới trẻ.
Elgan nói:
“Ngay khi cả thế giới đă sẵn sàng chào đón mạng xă hội, th́ Facebook có mặt. Suy cho cùng, “ư tưởng” của Facebook không hẳn là hoàn toàn thú vị. Thiết kế giao diện trang web của nó cũng không mang tính đột phá. Đội ngũ kỹ sư phát triển của Facebook cũng không thực sự xuất sắc. Tuy nhiên việc chọn thời điểm ra mắt của mạng xă hội này lại vô cùng hoàn hảo”. Theo blogger này, khoảng thời gian tốt đẹp nhất đối với Facebook đă đến, và cũng đang kết thúc.
Nếu như trước đây, Facebook có thể là kẻ duy nhất, th́ ở thời điểm hiện tại, mạng internet đă tràn ngập những trang web với tính xă hội hóa cao. Điều này đă vô t́nh đẩy cả thế giới internet vào một cuộc khủng hoảng thừa “mạng xă hội”. Và đối với riêng bản thân Facebook, điều này vô cùng nguy hiểm.
Khả năng thất bại của Facebook lớn tới đâu?
Elgan cho rằng hiện tại Facebook đang cố gắng bảo vệ chính ḿnh bằng cách cho ra mắt những sản phẩm, những ứng dụng, chức năng mới cho mạng xă hội của ḿnh. Để chứng minh cho lập luận này, anh đưa ra hai ví dụ điển h́nh, đó là chức năng “Places” và “Deals”, cả 2 đều đă ngưng hoạt động. Không chỉ có vậy, dịch vụ thư điện tử của Facebook cũng rơi vào t́nh trạng “vắng như chùa Bà Đanh” khi chẳng mấy ai sử dụng. Thêm vào đó, mạng xă hội này dường như đang “đi mượn” ư tưởng của những đối thủ, ví dụ như chức năng “Subscribe” mới ra ḷ. Từ đó Elgan đi đến kết luận, rằng những kỹ sư tại Facebook đă thất bại trong việc giữ cho sản phẩm của ḿnh có được tính đột phá cần thiết.
Có lẽ những phát biểu “phũ phàng” của Elgan khi nói về việc Facebook vay mượn ư tưởng của các mạng xă hội khác không phải là không có lư. Như nhà báo Farhad Manjoo đă nói ở tạp chí
Slate, một triết lư làm việc đă tồn tại lâu trong nội bộ Facebook, đó là biến mạng xă hội này trở thành “Một kẻ theo sau” đúng nghĩa. Nói cách khác, khi làm việc tại Facebook, bạn không cần phải nghĩ ra một thứ ǵ đó mới. Tất cả những ǵ bạn phải làm là lấy một ư tưởng có sẵn, và làm cho nó trở nên tốt hơn
(điều này đúng ngay từ khi Facebook đang c̣n trong trứng nước, Mark Zuckerberg đă học hỏi ư tưởng từ Friendster và một vài mạng xă hội khác). Đó không hẳn là chuyện xấu. Tuy nhiên việc “học hỏi” cũng cần sự đầu tư một cách nghiêm túc.
Thực sự, Facebook “đáng giá” bao nhiêu?
Một số người cho rằng sẽ là khập khiễng khi đem Facebook ra so sánh với Yahoo. Tuy nhiên, giống như Facebook, Yahoo cũng là một công ty khổng lồ với hàng trăm triệu người sử dụng dịch vụ. Điểm chung đáng chú ư nhất của cả 2 công ty này, đó là tầm nh́n và sự chú ư đặc biệt tới ngành công nghiệp quảng cáo.
Điều đáng nói ở đây là, Facebook hoàn toàn không giống như Yahoo, và việc quá chú trọng vào quảng cáo rất có thể sẽ là “phát súng cáo chung” định đoạt số phận của mạng xă hội lừng danh. Nếu họ lạm dụng quảng cáo, rất có thể người sử dụng sẽ cảm thấy khó chịu. Thêm nữa, Facebook sẽ phải rất cố gắng để chắc chắn rằng thứ “quảng cáo” họ đem đến cho người sử dụng phải khác hoàn toàn so với những quảng cáo đă hiện diện cả thập kỷ qua trên Yahoo cũng như AOL.
Một vấn đề nữa đến với Facebook chính từ “kích thước” của nó. Với 2000 nhân viên và hơn 700 triệu người sử dụng, có lẽ “đẳng cấp” của Facebook đă tiến gần hơn với những gă khổng lồ khác như Google, AOL hay Yahoo. Tuy nhiên những ǵ người ta thấy tại các cuộc họp cấp cao của ngành công nghiệp internet chỉ là một vị CEO ăn mặc tuềnh toàng, với chiếc ‘Cạc-vi-dít’ chứa những ngôn từ không mấy hay ho. Thay đổi là cần thiết đối với Facebook, nhất là khi tiềm năng phát triển của mạng xă hội này vẫn c̣n rất rơ ràng.
Những luận điểm của Elgan thừa khả năng làm cho Facebook “ăn không ngon, ngủ không yên”: Ư tưởng tạo ra một mạng xă hội nơi mọi người có thể chúc mừng sinh nhật lẫn nhau, chia sẻ những bức ảnh, “trồng rau nuôi cá” hay trở thành ông trùm Mafia đă không c̣n làm cho người sử dụng cảm thấy hứng thú. Đối với Facebook, việc trở thành một Yahoo thứ hai chưa chắc đă đáng sợ bằng việc trở thành một… Microsoft thứ hai: To lớn, ăn nên làm ra, và vô cùng… tẻ nhạt!
genk