R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Pháp : Kinh tế bị suy thoái
Dân Pháp biểu t́nh trước toà Quốc hội 13/12/2011 (REUTERS)
Minh Anh
Khủng hoảng kinh tế vẫn là chủ đề trọng tâm trên nhiều trang báo Pháp hôm nay. Le Figaro và Les Echos cùng chạy trên trang nhất hàng tựa : "Pháp bước vào giai đoạn suy thoái". Theo Viện Thống kê Quốc gia Pháp Insee hôm qua, nước Pháp đă rơi vào giai đoạn suy thoái. Một cách tổng quan, các hoạt động kinh tế trong quư 4 có chiều hướng thu hẹp lại.
Xu hướng này sẽ vẫn c̣n tiếp diễn trong quư I năm 2012 (dự đoán GDP đạt -0,1%). Le Figaro và Les Echos cùng cho biết, nguyên nhân của sự suy thoái là khủng hoảng nợ công kéo dài và đă lan sang cả lănh vực tài chính. Nh́n chung, cả hai tờ báo đều nhận định rằng không chỉ riêng nước Pháp, suy thoái có lẽ sẽ c̣n dài và c̣n nổi bật hơn tại Ư và tại Tây Ban Nha, riêng tại Đức, tăng trưởng chỉ bị giảm nhẹ trong quư 3 này.
Theo Le Figaro, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu chùn xuống. Đầu tư tư nhân đă rơi xuống mức báo động đỏ từ một năm nay. Thái độ chờ thời của các doanh nghiệp chỉ cho phép họ hy vọng một hoạt động cầm chừng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nạn thất nghiệp gia tăng (khoảng 80 ngàn việc làm bị mất trong ṿng 3 quư). Kết quả là, tiêu thụ nội địa cũng bị suy giảm theo.
Tuy nhiên, Viện nghiên cứu thống kê cũng dự báo rằng tăng trưởng sẽ tăng nhẹ trở lại kể từ mùa xuân sang năm. Insee cho rằng sẽ không có tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2012 và nếu đúng theo tính toán của cơ quan này, trong sáu tháng c̣n lại tăng trưởng cũng chỉ đạt ở mức 0,6% (trái với dự đoán của chính phủ là 1%). Như vậy, điều này c̣n củng cố thêm xác suất cho một chính sách khắc khổ thứ ba, được cho là c̣n nặng nề hơn so với những lần trước.
Thế nhưng, theo Les Echos, khả năng nước Pháp bị mất 3 điểm A lớn ngày càng lớn. Khi đe dọa hạ điểm nước Pháp, cơ quan thẩm định tài chính Standard and Poor’s rơ ràng muốn ám chỉ rằng đường lối chỉnh đốn nợ công của Pháp đă dựa trên những giả thuyết tăng trưởng quá lạc quan cho năm 2012 và những năm kế tiếp. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy khả năng Paris mất AAA là không thể nào tránh được. Một thách thức lớn cho chính bản thân tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và các ứng viên ra tranh cử chức Tổng thống cho năm 2012.
Cuối cùng, Le Figaro và Les Echos cùng chung nhận định cho rằng cần phải có nhiều thời gian để khởi động lại nền kinh tế.
Tự do hóa thương mại thế giới đang chựng lại
Cũng liên quan đến đề tài kinh tế, Le Monde có bài viết đề tựa « Tự do hóa thương mại thế giới đang chựng lại ». Theo bài viết, sau 10 năm đưa ra ṿng đàm phán Doha, Tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) đang đi vào ngơ cụt. Xu hướng trở lại chế độ bảo hộ mậu dịch đang lên từ Nam chí Bắc.
Kể từ khi đưa ra ṿng đàm phán Doha, WTO không thể nào đưa ra quyết định mới hủy bỏ những rào cản trong trao đổi mậu dịch quốc tế. V́ vậy, nhân buổi họp các Bộ trưởng diễn ra tại Genève từ ngày 15 đến 17/12 này, 153 nước thành viên sẽ phải t́m ra những phương cách thương thuyết mới.
Le Monde nhắc lại mục tiêu ban đầu của ṿng đàm phán Doha là nhờ vào việc giảm các hàng rào thuế quan và các quy định để nối kết các nước đang phát triển với thương mại quốc tế, cho phép các nước này thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Khác với các ṿng đàm phán trước, ṿng đàm phán Doha cũng chú ư đến các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, cũng như các sản phẩm dịch vụ.
Kết quả là, trong nỗi ám ảnh việc làm trong nước bị phá hỏng do sự cạnh tranh về giá nhân công rẻ của những nước mới trỗi dậy, Hoa Kỳ buộc phải xem lại chính sách tự do mậu dịch thuở xưa của ḿnh. Mỹ không muốn tạo điều kiện thương mại thuận lợi cho các nước mà Hoa Kỳ cho là « mới trỗi dậy » và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh khi những nước này hạ biểu quan thuế bằng với mức thuế của các nước phát triển. Không có chuyện phải ưu ái Trung Quốc nữa khi mà thị phần của nước này trên thế giới tăng mạnh từ 4% lên 12% trong ṿng chỉ có 10 năm.
Dĩ nhiên là 5 nước thuộc khối « BRICS » (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) phải đồng thanh phản ứng cho rằng họ không phải là những nước phát triển và họ cần phải bảo vệ nền công nghiệp vừa sinh thành nhằm tạo điều kiện cho những người dân nghèo nhất của họ có được một nguồn thu nhập tối thiểu.
Ông Pascal Lamy- tổng giám đốc WTO - nhấn mạnh với Le Monde rằng « đây không c̣n là sự thương thuyết thương mại, mà là địa chính trị ». Ngày nay, với luật chơi mới, vấn đề là không phải là việc thương thuyết cho vài mặt hàng công nghiệp giữa 27 nước giàu nữa, mà phải đạt được sự nhất trí của 153 nước thành viên thảo luận về khoản hai mươi chủ đề được liệt kê trong các danh sách dài dằng dặc về tính linh hoạt, việc miễn trừ, thời hạn áp dụng và những thể thức không rơ ràng trong việc giảm hàng ngàn biểu thuế quan …
Le Monde cho biết, ngày càng có nhiều nước đánh giá rằng trong dài hạn, ṿng đàm phán Doha chẳng mang lại nhiều lợi lộc. Mặt khác, chính sách bảo hộ mậu dịch dường đang có xu hướng quay trở lại. Le Monde nhận định nếu xu hướng này vẫn tiếp tục tăng mạnh, th́ chiến tranh thương mại có thể bùng nổ, và bằng chứng chính là những xung đột xảy ra năm 1930.
Để tránh cho điều tệ hại nhất có thể xảy ra, tại hội nghị Genève lần này, các bộ trưởng cần phải t́m ra một giải pháp chính trị và kỹ thuật. Bên cạnh đó, WTO cũng cần phải hiện đại hóa phương pháp làm việc. Theo ông Pascal Lamy, « thỏa thuận đa phương về những lănh vực đặc biệt […] cho phép sẽ không đánh gục được sức lôi cuốn của chính sách song phương hay vùng mà ở đó các nước nhỏ không gây áp lực lên các nước lớn ».
Từ quan điểm này, Le Monde nhận xét, sẽ thật thú vị để xem số phận ngày thứ năm hôm qua, các dự thảo mua sắm mà chính phủ 25 nước phát triển chuẩn bị sao cho sự cạnh tranh không bị biến dạng do nạn tham nhũng và sự thông đồng. Việc điền thêm tên các nước khác vào văn bản này, nhất là các nước mới trỗi dậy sẽ là một tín hiệu cho thấy WTO vẫn c̣n hành động. Dĩ nhiên dưới một h́nh thức ít tham vọng hơn như là trong quá khứ.
RFI
|