Giáo sư Bruce Cumings, Trưởng khoa Lịch sử ĐH Chicago nhấn mạnh, nếu hiểu rơ về lịch sử chính trị và văn hóa của Triều Tiên th́ có thể thấy chế độ B́nh Nhưỡng sẽ trụ vững.
Sau khi ông Kim Jong-il mất, một cố vấn của cựu Tổng thống Bush khẳng định, chế độ B́nh Nhưỡng sẽ bị chia rẽ bởi người kế vị Kim Jong-un c̣n quá trẻ, thiếu kinh nghiệm, không thể đương đầu với các tướng lĩnh quân đội lăo làng. Nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ có đảo chính quân sự.
Ngược lại, cũng có người cho rằng ông Kim Jong-un sẽ nắm quyền thật sự và được quân đội phục tùng. Có người lại vẽ nên một kịch bản, theo đó chế độ B́nh Nhưỡng sẽ sụp đổ, buộc quân đội Mỹ đóng trên đảo Okinawa của Nhật Bản sẽ can thiệp để thu giữ vũ khí hạt nhân.
Trong bài viết "Triều đại nhà họ Kim là hai thể xác của một vị vua" đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, nhà sử học Bruce Cumings có nhận định khác.
Cụ thể, từ năm 2008, khi ông Kim Jong-il bị tai biến, lo ngại lớn nhất của Washington là khi ông mất, B́nh Nhưỡng sẽ có cuộc thanh trừng ở giới lănh đạo. Đây là điều không khả thi bởi theo ông Cumings, h́nh như mọi người cố t́nh quên rằng, sau cái chết của nhà lănh đạo Kim Il-sung, chế độ nhà họ Kim tiếp tục tồn tại.
Tác giả nhắc lại, trong lần đến B́nh Nhưỡng hồi năm 1981, ông được tṛ chuyện với một nhân viên t́nh báo Nga. Người này phản bác dự báo tiêu cực về sự kế vị của ông Kim Jong-il khi cho rằng: "Người Mỹ các bạn thường hay đánh giá bằng cách chỉ dựa vào một con người. Nên nhớ rằng, sau lưng ông ta c̣n có cả một khối những nhân vật quan trọng có lợi ích gắn liền với chế độ. Họ biết họ phải làm ǵ".
Học giả Mỹ dự báo ông Kim tiếp tục trụ vững. Ảnh: Telegraph.
Theo tác giả, người Triều Tiên có lịch sử ngh́n năm quân chủ, 70 năm dưới sự điều hành của nhà họ Kim. Kim Il-sung, người sáng lập chế độ, trở thành vị lănh tụ bất tử chống ngoại xâm.
Văn hóa người Triều Tiên vốn tôn trọng truyền thống, nhất là trong chuyện kế vị. Tác giả nhắc lại, trong lịch sử nước này, cũng có nhiều vị vua kế vị ngai vàng ở tuổi đời c̣n trẻ hơn Kim Jong-un nhưng vẫn làm nên chuyện lớn.
Bàn về văn hóa tôn sùng lănh tụ, tác giả cho rằng, trong mắt người Triều Tiên, thể diện của lănh tụ thể hiện uy tín của cả dân tộc. V́ thế họ tôn sùng và luôn bảo vệ thể diện này. Tác giả nhấn mạnh, tâm lư đó hiện vẫn c̣n rất mạnh ở Triều Tiên.
Liên quan đến chính sách của Triều Tiên, tác giả nhắc lại, nhiếp chính vương Deawongun (cha của Vua Kojong lên ngôi khi 11 tuổi vào năm 1864), củng cố tư tưởng Nho giáo và theo đuổi chính sách tự cô lập trước những tham vọng xâm lăng của nhiều đế quốc lúc bấy giờ. Đó chính là giai đoạn ảnh hưởng mạnh mẽ nhất cho tư tưởng "Kukche", tư tưởng "tự lực tự cường" của Kim Il-sung. Tại bảo tàng cách mạng ở B́nh Nhưỡng, trước sân là tượng đài cao 18m của Kim Il-sung, trong bảo tàng, người ta tổ chức các buổi nói chuyện ca tụng Deawongun, hay kể chuyện chống Pháp, Mỹ.
Khi ông Kim Il-sung mất hồi năm 1994, nhiều người cho rằng chế độ sẽ sụp đổ. Tờ Newsweek của Mỹ chạy tựa lớn "Con vật không đầu". Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc khi ấy c̣n dự đoán chế độ B́nh Nhưỡng sẽ tan ră. Thế mà, 20 năm sau, ḍng họ Kim vẫn c̣n đó, dù siêu cường Liên Xô sụp đổ từ lâu. Ít lâu trước cái chết của ông Kim Jong-il, một giáo sư Mỹ c̣n tổ chức hội thảo để nhấn mạnh quan điểm cho rằng, sau khi ông này chết, người dân sẽ nổi lên lật đổ chế độ. Thế nhưng, lời tiên tri lại sai lầm khi đám đông xuống đường khóc thương lănh tụ của ḿnh.
Khi ông Il-sung mất vào năm 1994, ông Kim Jong-il chưa xuất hiện ngay để điều hành đất nước. Ông tạm rút lui và tạo ra lời đồn có sự thanh trừng trên chóp bu đất nước. Thế nhưng, tác giả cho rằng, cũng giống như các vị thái tử trước kia, sau khi vua cha mất, đều phải thọ tang đúng ba năm. Thế là, vào năm 1998, trong buổi lễ kỷ niệm 50 ngày thành lập chế độ, ông Kim Jong-il đường hoàng xuất hiện với tư cách người nắm quyền lực tối cao. Và để đánh dấu cho sự kiện trọng đại đó, Triều Tiên c̣n cho phóng thử tên lửa tầm xa lần đầu tiên.
Lần này, đối với Kim Jong-un, tác giả cho rằng, ông sẽ lập tức nắm giữ quyền lực. Bằng chứng là ông liên tiếp xuất hiện trước công chúng, đi thăm quân đội…
Tại Mỹ, năm nay sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống. Tại Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào cũng chẳng c̣n bao lâu nữa sẽ chuyển giao quyền lực. C̣n ở Nga, th́ ông Putin cũng sẽ gặp khó khăn để có thể trở lại điện Kremlin. Trong bối cảnh đó, chính quyền mới Triều Tiên sẽ tranh thủ thời gian để xây dựng h́nh ảnh, để tạo ra một chế độ có vẻ dễ chịu hơn so với thời Kim Jong-il trong mắt người dân.
Tóm lại, tác giả kết luận, trong một nền văn hóa theo kiểu cha truyền con nối lâu đời như vậy, th́ muốn đánh giá đúng t́nh h́nh, người ta không thể chỉ nh́n nhận chế độ từ bên ngoài. Bằng chứng cho sự ổn định của chế độ là trong lễ tang của Kim Jong-il xuất hiện ba nhà lănh đạo theo kiểu tam đại đồng đường: đi sau Kim Jong-un là người chú Jang Song Teak, 55 tuổi, điều hành ngành t́nh báo của nước này từ lâu; phía sau ông là ông Kim Ki-nam, 80 tuổi, một người thân cận của ông Kim Il-sung.
Theo RFI