Bịt nút giao thông, phân luồng, hạn chế phương tiện cá nhân, thu phí bảo tŕ đường… đều chỉ là những giải pháp t́nh thế. Đường vẫn tắc, ông thủ phạm th́ vẫn cứ “nhởn nhơ”. Đó là quan điểm của ông Phạm Tuân, tác giả đề án “Nâng cao năng lực thoát xe, chống tắc và hạn chế tai nạn giao thông đô thị.
Hạn chế ô tô: kéo lùi lịch sử thế th́...
* Ông Phạm Tuân.
Theo ông Phạm Tuân, việc phát triển ồ ạt các khu chung cư ở ngoại thành và vùng ven, trong khi đó trụ sở các cơ quan ban ngành lại đặt ở nội đô th́ đường không thể không tắc được. “Khi đó, người ta buộc phải lao vào nội thành để đi làm, để kiếm tiền, để mưu sinh th́ đường tắc là tất nhiên. Tắc quá rồi mới nghĩ ra các biện pháp đối phó, đúng kiểu nước đến chân mới nhảy”.
Theo ông Phạm Tuân, Hà Nội, TP.HCM chủ yếu là những phố tự phát. Khi chiến tranh kết thúc, người ta bắt đầu lấn lướt, mạnh ai người ấy xây thành ra mới lổn nhổn thế. Trong khi đó đáng lẽ phải có quy hoạch cụ thể, chỉ cho phép xây tối đa là 5-6 tầng trong nội đô th́ không thể có chuyện tắc đường được.
Rồi khi đă phát triển, nếu các bộ, ngành đều tập trung ở ngoài vùng ven th́ họ đi vào nội đô làm ǵ. Nếu ở các khu như Mỹ Đ́nh, Gia Lâm, người ta xây dựng những ṭa nhà hàng vài chục tầng, trong ṭa nhà đó có cả cơ quan, cả siêu thị, trường học… th́ sẽ chẳng ai có nhu cầu đi lại nữa.
Nói về giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân, ông cho rằng đó là cách làm kéo lùi lịch sử.
“Tại sao lại hạn chế người ta mua ô tô? Đường sá chưa phát triển nên cần phải hạn chế, nhưng việc kéo lùi lại lịch sử như thế th́ chết. Giờ đốt hết xe đi, bắt ai cũng phải đi bộ, th́ hẳn là sẽ chẳng bao giờ có chuyện đường tắc. Ta lại trở về thời kỳ công nghiệp chưa phát triển".
Tranh cướp đường đi v́… đói ăn
Theo ông Phạm Tuân, tất cả những giải pháp đă đưa ra để giảm ách tắc đều không giải quyết được vấn đề ǵ. Ví dụ việc phân làn chỉ có tác dụng với một số lượng xe vừa phải, c̣n đường đông quá th́ buộc người ta phải trèo lên vỉa hè mà đi chứ c̣n làm sao nữa. Đó không phải là v́ người dân không có ư thức, mà họ không có điều kiện để thực hiện ư thức. Ư thức của người tham gia giao thông không phải là thủ phạm gây tắc đường.
“Con người chỉ có ư thức khi có điều kiện vật chất đầy đủ. Ví dụ như nhu cầu ăn của anh là 10kg/tháng, nhưng anh chỉ có 1kg/tháng thôi th́ anh buộc phải t́m cách, tranh giành để có cái ăn. Cái điều kiện vật chất ở câu chuyện tắc đường chính là con đường. Không đi được th́ buộc phải chen lấn cho kịp giờ. Giống như chuyện tham nhũng, nếu con người có ư thức th́ chẳng ai tham nhũng cả”.
"Giải pháp hạn chế tắc đường vừa qua chỉ là tạm thời"
V́ bom đạn mà phải chui xuống hầm
Giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân bằng cách đánh thuế sẽ khiến người có xe phải bán xe, người có ư định mua xe sẽ không dám mua nữa… Đó là giải pháp “cái khó bó cái khôn”, chỉ là giải pháp tạm thời. Vấn đề phải trả lời là tạm thời đến bao giờ, chứ chắc hẳn là không thể kéo dài măi. Giải pháp được nghĩ ra trong t́nh thế khó khăn quá, chứ chắc hẳn là không ai vui với giải pháp đó cả. “Chẳng ai muốn chui xuống hầm tối tăm, nhưng v́ có bom đạn nên phải chui xuống thôi”, ông Phạm Tuân ví von.
Việc xây dựng nhà cao tầng trong nội đô làm dân cư khu này tăng lên cũng là một trong những thủ phạm gây ra tắc đường. Sao không xử những người cấp phép, người xây dựng… những công tŕnh này? Người ở trong những ngôi nhà cao tầng đó chắc hẳn không ai đi xe đạp. Tối thiểu là xe máy, không th́ ô tô. Tại sao các ông ấy biết là tắc đường mà vẫn cấp phép?
“Việt Nam có điều kiện để xây dựng một thủ đô đẹp nhất thế giới nhưng ta không chịu làm. Ai cũng biết là phải làm ǵ nhưng không ai làm. Ví dụ như xây một ngôi nhà cao tầng trong nội đô th́ hẳn là ai cũng biết sẽ có hàng ngh́n người đến ở, làm tắc đường. Nhưng sao họ vẫn xây?”, ông Phạm Tuân nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Tuân th́ nếu vẫn cứ tái diễn t́nh trạng quy hoạch, cấp phép xây dựng như thế này th́ không lâu nữa, đường phố Hà Nội không gọi là tắc, mà là không thể di chuyển được trên đường phố nữa.
Tô Hội