Phân cực kinh tế Eurozone: Bắc Âu và Nam Âu
Đức nổi lên như một điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm của toàn khu vực. Nhưng liệu Đức có thể lôi các nền kinh tế c̣n lại ra khỏi băo khủng hoảng?
Bị tác động mạnh bởi nỗi sợ Hy Lạp sẽ ra đi, eurozone bước vào suy thoái trầm trọng gấp đôi. Kinh tế tiếp tục tŕ trệ trong quư I sau khi suy giảm hồi cuối năm ngoái. GDP không đổi chủ yếu do đóng góp của kinh tế Đức bất ngờ hồi phục mạnh mẽ. Cả châu Âu đang hi vọng kinh tế Đức có thể kéo các nền kinh tế c̣n lại lên. Nhưng, điều lo ngại là sự yếu kém của đồng euro có thể sẽ hút hết sinh lực kể cả ở Đức.
Số liệu GDP cho thấy sự chênh lệch lớn ngày càng mở rộng giữa Nam Âu và Bắc Âu. Mặc dù Hà Lan suy giảm và Pháp đứng yên, Đức phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 0,5% trong quư I và dự kiến sẽ tăng trưởng 2,1% cả năm. Ngược lại, Italia và Tây Ban Nha lại sụt giảm tới 0,8% và 0,3%.
Kinh tế Đức bộc lộ một số điểm manh, mặc dù tăng trưởng quư I chủ yếu dựa vào xuất khẩu, vai tṛ của tiêu dùng trong nước ngày càng tăng lên. Sự chuyển hướng này xảy ra bởi Đức tránh được các khoản nợ quá mức, cả nợ công và nợ tư nhân – thứ ngăn chặn tăng trưởng ở bất cứ quốc gia nào. Với tỷ lệ nợ tương đối thấp, các hộ gia đ́nh và doanh nghiệp Đức có thể tăng vay mượn với lăi suất thấp. Điều nghịch lư là Đức đang hưởng lợi từ khủng hoảng eurozone khi các nhà đầu tư t́m đến hầm trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm đă giảm xuống dưới 1,5%.
Các điều kiện về tiền tệ không c̣n căng thẳng giúp thị trường bất động sản vốn đóng băng một thời gian dài “tan chảy”. Với tỷ lệ thất nghiệp 6% trong khi cả eurozone có tỷ lệ 11% - cao nhất 15% và thậm chí c̣n lên đến hơn 20% ở Tây Ban Nha và Hy Lạp, người Đức ít bị áp lực hơn trong trường hợp bị mất việc làm. Niềm tin giúp chi tiêu nhiều hơn cho nhập khẩu. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát là 2,2% - dưới mức trung b́nh.
Lạm phát ở Đức cần phải tăng lên trên mức này để có thể giúp các nền kinh tế c̣n lại trong eurozone lấy lại được sự cạnh tranh. Mặc dù điều này là cần thiết, lạm phát tăng sẽ làm những người Đức lo sợ lạm phát thất vọng. Điều lo ngại ở đây là ngân hàng Bundesbank có thể sử dụng các công cụ quốc gia như tăng yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng để kiềm chế lạm phát.
Thực tế, tỷ lệ lạm phát ở Đức phải tăng lên th́ mục tiêu cân bằng mới có thể đạt được. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là niềm tin đă sụt giảm nghiêm trọng do khủng hoảng ngày càng tồi tệ. Khảo sát trong tháng 4 cho thấy các nền kinh tế trong eurozone vẫn c̣n rất yếu, nhà đầu tư và người tiêu dùng trở nên cẩn trọng hơn, kể cả ở Đức. Trong khi đó, Hy Lạp chỉ chiếm 2% GDP của toàn khu vực nhưng lại khiến đồng euro chao đảo.
Minh Anh
Theo TTVN/Economist
|