Mỹ bàn bạc dự thảo mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng đặc nhiệm.
Các chỉ huy cấp cao của Mỹ đang bàn bạc dự thảo phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng đặc nhiệm bí mật chống lại các chiến binh cực đoan và phiến quân nổi dậy trên toàn cầu. Đây là dấu hiệu thay đổi chiến thuật của Lầu Năm Góc sau một thập kỷ vất vả với các cuộc chiến tranh quy mô lớn.
Theo nguồn tài liệu nội bộ của Bộ Quốc pḥng Mỹ, một thành viên cấp cao của lực lượng SEAL (thuộc Hải quân Mỹ) từng chỉ huy cuộc đột kích giết chết Osama bin Laden, là Đô đốc William H. McRaven đă xây dựng kế hoạch nhằm mở rộng quyền hạn cho các đơn vị đặc nhiệm để chống lại "các mối đe dọa mới nổi" trong thập kỷ tới.
Đề xuất của McRaven có nhiều điểm tiệm cận với chiến lược quốc pḥng mới của Nhà Trắng. Trong đó, Tổng thống Obama ủng hộ việc sử dụng các đội đặc nhiệm thuộc lực lượng SEAL và các lực lượng chiến đấu đặc biệt cùng với UAV Predator thực thi các chiến thuật độc đáo khác khi cần thiết.
Nếu bản kế hoạch được thông qua, Đô đốc McRaven sẽ được trao thẩm quyền bổ sung để điều động nhanh các đơn vị đặc nhiệm từ nước này sang nước khác nhằm tiến hành hoạt động đào tạo tại các đơn vị quân sự ở nước ngoài.
Đồng thời, các đội đặc nhiệm sẽ duy tŕ sự có mặt thường xuyên, liên tục trên khắp mọi khu vực được cho là nhạy cảm, có sự hiện diện của “các chiến binh cực đoan” và các “mạng lưới khủng bố” có nguy cơ đe dọa sự an nguy cũng như các “lợi ích cơ bản” của nước Mỹ.
Một buổi huấn luyện của đội biệt hải Navy SEAL.
Tranh căi xung quanh dự thảo
Tuy nhiên, bản dự thảo cũng vấp phải khá nhiều ư kiến trái chiều của các quan chức chính quyền Obama. Những người phản đối cho rằng các mối đe dọa từ phiến quân al-Qaeda và các lực lượng khủng bố khác đă giảm đáng kể sau một thập kỷ nỗ lực truy kích của Mỹ và các đồng minh.
“Không c̣n tổ chức phi quốc gia nào có thể đe dọa đến an ninh nước Mỹ tương tự như al-Qaeda”, một bản ghi nhớ của các quan chức Mỹ nêu rơ.
Một số quan chức đương nhiệm cũng như đă nghỉ hưu lo ngại, việc mở rộng quyền hạn có thể dẫn đến việc lănh đạo lực lượng đặc nhiệm có thể tiến hành các cuộc tấn công đơn phương mà không có ư kiến chỉ đạo của các lănh đạo cấp chỉ huy, các nhà ngoại giao hoặc các quan chức dân sự tại Lầu Năm Góc.
“Đó là một ư tưởng khủng khiếp” - một lănh đạo cấp tướng nghỉ hưu nhận xét - "các đơn vị đặc nhiệm rất tuyệt vời nhưng khi họ tập trung vào việc truy kích một tên khủng bố hay thực thi một nhiệm vụ nào đó, họ sẽ không muốn dừng lại để chờ đợi bất cứ một ư kiến hay chỉ đạo nào nếu họ đă được trao quyền.”
Phụ tá của Đô đốc McRaven cho hay, các đội đặc nhiệm ưu tú nhất sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của lănh đạo Lầu Năm Góc nhưng theo kế hoạch mới của ḿnh, McRaven sẽ có thẩm quyền lớn hơn trong việc tự điều động các lực lượng và huy động các nguồn lực thay v́ chỉ đơn thuần làm theo yêu cầu các chỉ huy khu vực.
“C̣n ai có thể quyết định địa bàn hoạt động của các đơn vị đặc nhiệm chính xác hơn tư lệnh của chính đơn vị đó với nhiều năm kinh nghiệm gắn bó với đơn vị của ḿnh?” phụ tá của ông McRaven đặt ra câu hỏi.
Các chi tiết của bản kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo. Đô đốc McRaven sẽ đệ tŕnh bản thảo lên tướng Martin Dempsey, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và các quan chức dân sự khác của Lầu Năm Góc trong kế hoạch làm việc tháng tới, những nhân viên cao cấp tại đây tiết lộ.
Đại tá Dave Lapan, phát ngôn viên của Tướng Dempsey cho biết chính Dempsey là là người yêu cầu Đô đốc McRaven phát triển “lực lượng đặc nhiệm tương lai dựa trên những bài học kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trong suốt 10 năm qua và bám sát chiến lược quốc pḥng mới của Mỹ”.
Tuy bản kế hoạch của Đô đốc McRaven vấp phải sự phản ứng từ một chỉ huy khu vực và các quan chức dân sự do lo ngại t́nh trạng lạm quyền nhưng nhiều khả năng nó sẽ nhận được sự đồng thuận rất lớn từ người đứng đầu Nhà Trắng – Tổng thống Mỹ B. Obama.
Lê Hương (theo Stripes)