Trên nền muối trắng là h́nh ảnh phản chiếu của bầu trời xanh biếc với những đám mây trắng, mỗi bước bạn đi là một bước hướng đến chân trời vô h́nh.
Để có thể đặt chân tới Salar de Uyuni, bạn phải đến được một thị trấn nhỏ bé xa xôi có tên gọi Uyuni nằm ở phía Tây Nam Bolivia, gần với biên giới Chile. Với khung cảnh thiên nhiên độc đáo, ngoạn mục tưởng chừng vô thực, chắc chắn Salar de Uyuni sẽ không phụ ḷng du khách.
Cánh đồng muối Salar de Uyuni nằm tại Bolivia. Đây là cánh đồng muối lớn nhất thế giới, cao khoảng 3.565m so với mực nước biển, được ví như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời và khung cảnh thiên nhiên.
Với diện tích gần 11.000km vuông, Salar de Uyuni (c̣n gọi là Salar de Tunupa) lớn hơn 25 lần sa mạc muối Bonneville nổi tiếng ở bang Utah, Mỹ. Hàng ngh́n năm trước, khu vực này là một phần của hồ nước mặn Minchin. Sau đó hồ cạn, tạo nên hai cánh đồng muối lớn. Nhiều người gọi nơi này là "sa mạc", bởi muối ở đây mịn và nhiều như cát. Vào mùa khô, Salar de Uyuni phủ đầy muối khô, xe cộ có thể đi lại trên đó. Tới mùa mưa, những khu hồ lân cận tuôn nước tràn vào khiến hai cánh đồng biến thành biển muối mênh mông.
Ngày nay, Salar de Uyuni đă trở thành địa danh nổi tiếng, thu hút du khách ở khắp nơi trên thế giới. Lái xe dọc suốt sa mạc muối Salar de Uyuni là một trong những trải nghiệm thú vị nhất ở Nam Mỹ bởi trong hành tŕnh khám phá khu vực và đi qua nơi này, người ta sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh tượng thiên nhiên đáng sửng sốt nhất, tưởng chừng như chỉ có ở hành tinh khác.
Ở đây bao gồm nhiều tảng đá có h́nh thù khác thường, núi đỏ, suối nước nóng, xương rồng khổng lồ, hồ đỏ và xanh lá cây. Song song là thế giới thiên nhiên hoang dă đa dạng với bầy hồng hạc, hàng ngàn con lạc đà không bướu hay những chú thỏ hoang...
Do ảnh hưởng của thời tiết, bề mặt của cánh đồng muối nứt ra tạo thành những h́nh lục lăng cực đẹp.
Bolivia chứa 50 - 70% trữ lượng lithium của thế giới - một loại kim loại mềm được sử dụng trong việc sản xuất pin. Trong suốt thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, các công ty nước ngoài đổ dồn về đây để khai thác chúng. Nền kinh tế của Bolivia phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ việc xuất khẩu lithium.
Mỗi năm, nơi đây c̣n sản xuất ra 25.000 tấn muối, chỉ là một lượng rất nhỏ so với khối lượng 10 tỷ tấn mà Salar de Uyuni chứa đựng. Trên đây là h́nh ảnh người phụ nữ trong trang phục đặc trưng của người Bolivia, với chiếc áo len đan, tạp dề, mũ quả dưa và các dây bện dài. Người phụ nữ này đang ngồi trên sàn muối và bện những sợi dây lại để tạo thành 1 chiếc lưới, buộc muối cho dễ.
Lạc đà không bướu được coi là động vật quốc gia của Bolivia. Nó cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc đi lại, buôn bán của người dân nơi đây. Những đàn lạc đà không bướu được đeo những tua len đỏ trên tai là để đánh dấu, phân biệt chủ quyền. Điều này sẽ giúp ích trong việc xác định lạc đà của ḿnh khi chúng đi lang thang, không may lẫn vào đàn lạc đà nhà khác.
Người dân ở đây cho biết, họ phải đi bộ khoảng cách dài nên rất mệt mỏi, ngay cả lạc đà không bướu cũng vậy. Tuy vậy, cảnh vật bên đường lúc nào cũng đẹp như... xứ sở thần tiên nên mọi sự mỏi mệt có vẻ được giảm bớt đi phần nào.
Những thợ muối đang đóng muối thành từng bánh để tiện cho việc sử dụng cũng như trao đổi, buôn bán. Muối sẽ được giao dịch để đổi lấy trái cây, rau và các loại ngũ cốc.
Mỗi bánh muối nặng hơn 11kg, chúng được bọc trong cỏ khô và dây thừng trước khi đem đi trao đổi. Sở dĩ chúng được bọc trong cỏ khô là để bảo vệ phần thân của lạc đà không bướu khi di chuyển trên quăng đường dài.
Ngoài việc mang muối đem bán, lạc đà không bướu c̣n có ích trong việc cung cấp thịt, da cũng như lông và chất béo - tất cả đều có thể được coi như món hàng để trao đổi. Ngay cả phân của chúng cũng được sử dụng làm nhiên liệu nấu ăn.
Ngoài ra, sa mạc muối Salar de Uyuni c̣n là một địa điểm hoàn hảo để thử nghiệm các hệ thống viễn thám của vệ tinh trên quỹ đạo bởi không khí ở đây rất khô và bầu trời luôn trong sáng.
Ở đây cũng có những ngôi nhà, khách sạn đặc biệt được xây dựng từ những viên gạch muối, với bàn, ghế và giường ngủ cũng bằng muối.
Tuy nhiên, danh tiếng về cánh đồng muối lớn nhất thế giới không phải là yếu tố duy nhất làm nên tên tuổi cho Uyuni. Cái độc đáo nhất và biến Salar de Uyuni trở thành miếng nam châm làm nức ḷng những người thích khám phá là khi cánh đồng muối ngập nước xăm xắp vào mùa hè. Mặt nước nông phẳng lặng không gợn một chút sóng đă biến thành tấm gương thiên nhiên khổng lồ mà nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong đă nh́n thấy từ Mặt trăng vào năm 1969. Dường như thế giới được nhân đôi và phản chiếu đầy đủ trong tấm gương, tạo nên một cảm giác vừa lạ vừa siêu nhiên.
theo Mask