Sử sách Trung Quốc có ghi lại sự kiện đô đốc Lư Chuẩn được lệnh ra "Tây Sa" vào năm 1909. Chuyến đi này được gọi là "thị sát Tây Sa". Mạng của Bộ Đối ngoại Đài Loan th́ viết: "Năm 1909, Thống đốc Trương Nhân Tuấn của tỉnh Quảng Đông sai vị phó của ḿnh là tướng Ngô Kính Vinh cùng một hải đội 170 người ra khám phá quần đảo. Họ đă thượng quốc kỳ ở đấy."
Tức là, theo tài liệu của Trung Quốc và Đài Loan, th́ vào năm 1909, hai vị tướng Trung Quốc là Lư Chuẩn và Ngô Kính Vinh đă ra Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) để "thị sát" và "thượng kỳ" (có nơi c̣n thêm chi tiết "bắn súng").
Theo sử sách và các bản đồ Trung Quốc, th́ trước năm 1909, Trung Quốc chưa biết ǵ về Hoàng Sa, chứ đừng nói tới Trường Sa rất xa ở phương nam. Giới hạn xa nhất về phía nam của đất nước Trung Quốc là đảo Hải Nam, như đă thể hiện trên nhiều tấm bản đồ thời Thanh. Nói hết vấn đề th́ rất phức tạp và ḿnh không đủ khả năng. Ở đây chỉ đặt ra một dấu hỏi: Năm 1909, Chuẩn và Vinh đă ra Hoàng Sa làm ǵ?
Bản đồ do người Hà Lan vẽ cuối thế kỷ 16, cho thấy Hoàng Sa thuộc Việt Nam
Báo Tuổi Trẻ mới đây khi viết về chuyến đi của Lư Chuẩn đă nhận xét rằng: "Đó chỉ là chuyến đi mang tính chất “cưỡi ngựa xem hoa”, không hề lưu dấu hay để lại một dấu tích hoặc luận chứng lịch sử cụ thể trên những điểm mà họ đi qua.“ Tức là Chuẩn (và Vinh) chỉ ra hóng hớt một chặp rồi về, chẳng có ư khẳng định chủ quyền ǵ cả.
Bác Nguyễn Kim cũng viết ở đây: "Có thể khẳng định rằng chuyến “thị sát Tây Sa” của Đô đốc Lư Chuẩn vào năm 1909 không có ư nghĩa pháp lư nào, không phải là hành vi xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và càng không thể được coi là chứng cứ chứng minh Chính phủ Trung Quốc đă tiến hành “quản hạt sớm nhất và thực thi chủ quyền sớm nhất” đối với quần đảo này."
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao th́ cho rằng Lư Chuẩn khi lên đảo đă bắn pháo và thượng kỳ, thể hiện sự tuyên bố về chủ quyền (như thông tin mà sử sách Đài - Trung đă viết), tức là chuyến đi này không phải "cưỡi ngựa xem hoa". Từ đó, ông Thao chỉ ra: "Sự kiện này cho thấy sự mâu thuẫn trong lập luận của Trung Quốc. Nếu quần đảo Hoàng Sa đă được Trung Quốc chiếm cứ thực sự từ lâu đời, th́ tại sao phái đoàn của Lư Chuẩn lại không biết điều này và hành xử như thể lần đầu tiên phát hiện ra quần đảo?" (Kiểu như Côn Đảo từ lâu đă là của Việt Nam rồi, một hôm đẹp trời nào đó, bác Phùng Quang Thanh đi chuyên cơ ra sân bay Cỏ Ống, thượng cờ rồi bắn đại bác tuyên bố chủ quyền, như vậy th́ thật là "quỡn").
Nếu như đặt luận cứ của ông Thao vào hoàn cảnh lịch sử là trong giai đoạn đầu thế kỷ 20 (tức là khoảng thời gian Chuẩn ra Hoàng Sa), Việt Nam (thuộc Pháp) đang có chủ quyền trên Hoàng Sa (kế thừa chủ quyền của các đời vua chúa nhà Nguyễn trước đó), th́ sẽ thấy rơ ràng Chuẩn đă lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền trên một lănh thổ đă có chủ (Việt Nam), tức hành động tuyên bố chủ quyền đó là phi pháp.
Tiến sĩ Nguyễn Thừa Hỷ, trên mạng của Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam, cũng viết rằngnăm đó Chuẩn ra đảo với ư định tuyên bố chủ quyền (lần đầu tiên).
Tất nhiên là năm đó Chuẩn ra để "cưỡi tàu xem cá" hay là tuyên bố chủ quyền th́ đều không thay đổi được sự thực là lúc bấy giờ Hoàng Sa đă thuộc chủ quyền của Việt Nam (từ lâu rồi). Nhưng việc đánh giá đúng bản chất chuyến đi của Chuẩn có thể giúp Việt Nam có nhiều cơ sở vững chắc hơn để bẻ găy các luận cứ áp đặt của Trung Quốc.
Nguồn: blogmrdo blog