TT - Một tàu Đài Loan đă gia nhập cùng với hơn chục tàu tuần tra của Trung Quốc và tiến sâu vào vùng biển tiếp giáp quần đảo Senkaku, bất chấp phản ứng của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Tàu của Đài Loan xuất hiện gần quần đảo Senkaku ngày 21-9 - Ảnh:AFP
Ngày 21-9, một tàu Đài Loan đă đi vào vùng biển tranh chấp và neo đậu cách đảo Uotsurijima, thuộc quần đảo Senkaku, chỉ 44 km. “Chúng tôi đă đưa ra lời cảnh báo qua sóng điện đàm yêu cầu tàu không được tiến vào vùng biển có chủ quyền của Nhật Bản” - người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Okinawa cho biết. Theo người phát ngôn, tàu này đă đáp lại rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku “nằm trong vùng thuộc chủ quyền của họ”.
Cùng ngày, báo Asahi dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cho biết Bộ Ngoại giao Nhật đă gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo để phản đối việc hai tàu ngư chính 204 và 201 đă ngang nhiên tuần tra trong khu vực chỉ cách quần đảo Senkaku 63-64km. Nhật cho rằng đây là hành vi vi phạm chủ quyền lănh thổ của Nhật.
Ngang nhiên, lộng hành
Doanh nghiệp Nhật rút khỏi Trung Quốc
Kết quả thăm ḍ mới nhất do Reuters thực hiện cho thấy 260/400 doanh nghiệp Nhật ở Trung Quốc cho rằng họ sẽ rút khỏi Trung Quốc.
Theo AFP, hải quan Trung Quốc đă bắt đầu kiểm tra gắt gao hàng hóa của Nhật nhập khẩu qua cảng Thiên Tân, Thanh Đảo, Bắc Kinh và một số cảng lớn khác. Người phát ngôn của Tập đoàn Sojitz Tsutomu Suehara xác nhận t́nh trạng này với AFP.
“Họ hành động như thể các vùng nước này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Bắc Kinh” - báo Asahi viết.
Bất chấp cảnh cáo của lực lượng tuần duyên Nhật, các quan chức trên hai tàu tuần tra Trung Quốc đă phản ứng rằng “hành động của chúng tôi là đúng”.
Trước những đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc, Kyodo cho biết Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda có thể sẽ đưa vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku ra Ṭa án quốc tế khi ông đến dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25-9.
“Chúng tôi sẽ không thay đổi tuyên bố của ḿnh. Chính phủ Nhật sẽ không thay đổi chính sách quốc hữu hóa quần đảo Senkaku. Quan điểm của chúng tôi là không có vấn đề tranh chấp chủ quyền ở đây” - Thủ tướng Yoshihiko Noda khẳng định. Ông cũng nhấn mạnh ông sẽ không gặp lănh đạo Trung Quốc bởi “các cuộc đàm phán sẽ không có ư nghĩa ǵ nếu lănh đạo hai bên không nhường nhau một chút”. Nhật sẽ giải quyết vấn đề chủ quyền Senkaku theo luật pháp quốc tế.
Theo Ngoại trưởng Gemba, Bắc Kinh có thể sẽ phản ứng dữ dội nếu lần này Thủ tướng Noda đưa vấn đề tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc.
Mỹ sẽ bảo vệ Senkaku
Theo Reuters, trợ lư ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Kurt Campbell đă tái khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ Nhật trong tranh chấp quần đảo Senkaku theo hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật đă được kư kết năm 1960. Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 20-9, ông Campbell cho rằng làn sóng biểu t́nh chống Nhật gần đây ở Trung Quốc và những hành động gây căng thẳng khác là mối lo ngại lớn cho Mỹ.
Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama phản ứng thật thận trọng và đầy đủ đối với các hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. “Mối nguy này gây hậu quả trực tiếp đến Mỹ”- AFP dẫn lời ông Jim Webb khẳng định.
Song ông Campbell cũng nhấn mạnh Washington không đứng về bất cứ bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lănh thổ và cho rằng việc làm xói ṃn sự ổn định và ḥa b́nh trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương không nằm trong lợi ích chiến lược của Washington. Ông Campbell một mặt kêu gọi Trung - Nhật cần giải quyết tranh chấp theo con đường ḥa b́nh.
Mặt khác, về phần Mỹ, ông Campbell cho biết “Mỹ cũng đang hành động không mệt mỏi để xây dựng một mối quan hệ tích cực, hợp tác và hiểu biết với Trung Quốc và viết lên một câu trả lời mới mang tính xây dựng cho câu hỏi cũ về điều đang xảy ra khi một siêu cường tại vị và một siêu cường đang nổi lên gặp nhau” như Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă nêu rơ trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây.
MỸ LOAN