Sự kiện Metro khai trương thêm siêu thị tại Hà Đông ngày 17-10 đă khiến không ít nhà bán lẻ trong nước đứng ngồi không yên bởi họ lại có thêm một đối thủ cạnh tranh “nặng kư”.
Cạnh tranh ngày càng đuối sức
Trước thời điểm Metro Hà Đông khai trương, một số nhà bán lẻ trong nước giấu tên phản ánh Metro vi phạm giấy phép đầu tư. Theo đó, các ư kiến này cho biết, Metro đăng kư hoạt động tại Việt Nam là nhà bán buôn. Nhưng các “chứng cứ” thu thập được tại Metro Thăng Long, Metro Hoàng Mai cho thấy, hầu hết hàng hóa được đóng gói theo quy cách từng đơn vị nhỏ cho người mua lẻ.
Nhà bán lẻ Việt Nam cần tận dụng lợi thế sẵn có. Ảnh minh họa
Với khẩu hiệu “mua càng nhiều, lời càng nhiều”, Metro khuyến khích người tiêu dùng mua số lượng lớn, với giá sỉ. Bên cạnh đó, siêu thị này c̣n cấp thẻ ồ ạt cho khách hàng. Với một trung tâm bán buôn có đầu tư nước ngoài, tiềm lực tài chính mạnh như Metro th́ việc khai trương thêm siêu thị rơ ràng “đe dọa” chiếm thị phần của các nhà bán lẻ trong nước.
Nhận định về sự kiện này, một chuyên gia thương mại thẳng thắn “Nhà bán lẻ trong nước rất lo bởi Việt Nam đă hội nhập, không phải doanh nghiệp một ḿnh một chợ măi được, phải mở cửa cho bán lẻ nước ngoài vào”. Theo vị chuyên gia này, việc Metro bán lẻ bên cạnh bán buôn là câu chuyện ai cũng biết từ lâu v́ siêu thị này được phép bán lẻ 10%.
Nếu nhà bán lẻ nước ngoài vi phạm giấy phép đầu tư, th́ các nhà bán lẻ trong nước có thể gửi ư kiến đến cơ quan Nhà nước để được bảo vệ quyền lợi. Điều quan trọng là các nhà bán lẻ trong nước phải soi lại ḿnh, không thể tiếp tục kiểu làm ăn chụp giật, liên kết yếu kém được.
So sánh về lợi thế của 2 bên, vị chuyên gia cho rằng, điểm mạnh của bán lẻ Việt Nam ít hơn điểm yếu. Trong khi các nhà bán lẻ trong nước chỉ có thuận lợi là am hiểu người tiêu dùng Việt và có mạng lưới phân phối sẵn có th́ các nhà bán lẻ nước ngoài mạnh về tài chính, chuyên nghiệp trong phục vụ, nhân lực có chất lượng và rất thiện chí với khách hàng.
“Bằng trực quan, có thể thấy khách hàng đến Metro, Big C đông hơn hẳn các siêu thị có tiếng trên địa bàn Hà Nội. Không chỉ nhiều hàng, trưng bày chuyên nghiệp, giá cạnh tranh, mà nhân viên của họ c̣n biết nói lời cảm ơn với khách hàng. Nếu phải đổi trả hàng, họ cũng ḥa nhă” - ông này thẳng thắn nói.
Phục vụ tốt người tiêu dùng
Từ năm 2009, thời điểm các nhà bán lẻ nước ngoài có tên tuổi như: Lotte, Parkson… lần lượt vào Việt Nam đầu tư kinh doanh, mối lo ngại bán lẻ nước ngoài “trên cơ” bán lẻ trong nước đă nhiều lần được cảnh báo. Nhà nước cũng hạn chế đầu tư dàn trải, không hiệu quả bằng quy chế điều kiện khá khắt khe. Đây là hành động tất yếu mà bất cứ quốc gia nào cũng có để bảo vệ thị trường trong nước. Nếu như nhanh chóng rút kinh nghiệm, thay đổi phương cách bán hàng th́ từ đó đến nay, các nhà bán lẻ trong nước không phải bộn bề nỗi lo như bây giờ.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị thành phố Hà Nội cho rằng, mục tiêu cao nhất của mọi nhà bán lẻ là bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận. Muốn vậy, họ phải đặt mục tiêu v́ người tiêu dùng lên hàng đầu, phải bán hàng chất lượng và giá cả hợp lư. Ngoài ra, nhân viên cần có thái độ phục vụ, tôn trọng người tiêu dùng và các nhà bán lẻ trong nước cần liên kết với nhau để tạo thành mạng lưới phân phối đủ mạnh.
Theo
Vân Hằng
ANTĐ