Đưa phong b́ cũng khó coi, tặng quà th́ không biết mua ǵ cho vừa v́ cô quen dùng đồ xịn, Nguyệt nghĩ nát cả óc về vụ 20/10 cho cô giáo con.
Ngày kỷ niệm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam không biết từ bao giờ đă được các mẹ mặc định thành ngày quà cáp cho cô giáo của con ḿnh, với ư nghĩ phải như vậy th́ con mới được ưu tiên hoặc ít ra th́ không bị “đ́”.
Sợ v́ biết cô giáo giàu
Cứ gần đến ngày 20/10 là các mẹ ở cơ quan Nguyệt lại ḍ hỏi nhau năm nay “đi cô” cái ǵ, phong b́ có phải tăng theo thời giá hay không. Họ phải hỏi để c̣n xác định mức chi cho hợp lư. Đang buổi kinh tế khó khăn, chi nhiều quá không được, c̣n nếu “giống năm ngoái” th́ biết đâu lại lạc hậu, làm khổ con ḿnh.
Ở pḥng Nguyệt, chị em đều thống nhất, càng khủng hoảng kinh tế th́ phong b́ càng là liệu pháp tối ưu. “Mua cái túi, đôi giày cũng 400.000 – 500.000 đồng mà trông nó vẫn đểu đểu, chả biết cô có dùng được hay không. Cũng chừng ấy tiền mà bỏ phong b́ th́ xôm ra phết, thậm chí ít hơn cũng OK. Bản thân cô giáo cũng khó khăn, tiền ấy cô sẽ tiêu vào khoản ǵ thiết thực, như dầu ăn, nước mắm, chứ cô cũng chả mua túi xách hay son phấn vớ vẩn đâu”, một chị nói.
Thấy Nguyệt đăm chiêu, mọi người hỏi th́ cô giăi bày: “Cái chị hội trưởng phụ huynh lớp thằng Phú bảo em là cô giáo có chồng làm to, nhà khá lắm. Ư cô không thích phụ huynh phong b́ phong bao ǵ, tặng món ǵ mang tính lưu niệm là được. Em băn khoăn quá, chồng làm sếp th́ chắc cô cũng quen được tặng quà, không tặng biết đâu cô khó chịu, mà quà cho nhà giàu th́ làm sao mua đồ úi xùi được?”.
Những lần đưa đón con, Nguyệt cũng đă để ư thấy cô giáo trẻ đẹp, trang phục, phụ kiện tuy giản dị, nghiêm túc đúng chất nhà giáo nhưng toàn đồ cao cấp. Mà với những người đă sang, đă sành như vậy th́ quà tặng không phải cứ đắt tiền là xong, c̣n phải hợp gu thẩm mỹ của họ nữa. Nguyệt có bỏ triệu bạc ra mua tặng cô bộ váy hay cái túi th́ nó vẫn c̣n quá rẻ tiền so với những thứ cô giáo đang dùng, thế mà số tiền đó đă đủ làm Nguyệt “méo mặt” rồi.
“Đúng đấy”, một chị lên tiếng, “Con em chị năm ngoái cũng không may gặp phải cô giáo giàu. Nó cắn răng mua tặng một bộ dưỡng da L’oreal hơn 1 triệu đồng, cứ tưởng thế là xịn lắm rồi, cũng là mỹ phẩm hàng hiệu chứ ít ǵ”.
“Ai ngờ có lần lên pḥng giám hiệu để hỏi xin nhập trường cho đứa cháu vốn ở tính khác theo bố mẹ về Hà Nội công tác, nó nghe thấy các cô đang ‘buôn’ với nhau về chuyện chăm sóc da. Cô chủ nhiệm bảo cô chỉ dùng La Mer la mơ ǵ đó, đắt xắt ra miếng, chứ dùng hàng b́nh dân như L’oreal có mà hỏng hết da. Nó sợ quá, không biết ḿnh có làm hỏng da cô giáo hay không. Năm nay nó rút kinh nghiệm cho tiền vào phong b́, ít nhiều tùy sức ḿnh, chỉ cần cô biết ḿnh có ḷng là được chứ không dám nghĩ chuyện làm cô thích”.
Một chị khác cũng từng có con học cô giáo giàu có, kể: Bản thân chị vài năm trước cũng nghĩ phải chọn một món quà mang tính lưu niệm cho nó tao nhă, chứ tiền với đồ dùng th́ có vẻ "thô" quá. Cả ngày chủ nhật, chị lượn trên mấy phố quanh Bờ Hồ t́m mua một bức tranh, nhưng dù là tranh thêu, tranh đá hay tranh vẽ, bức bé và “đỡ đẹp” nhất cũng vài triệu đồng. Mà ngôi nhà sang trọng của cô giáo th́ chỉ phù hợp với những bức tranh đắt giá gấp hàng chục lần. Ngợp quá, chị đành mua… phong b́. Rốt cục, đấy vẫn là giải pháp an toàn, thiết thực và đỡ tốn nơ ron thần kinh nhất.
“Chết thật. Mua quà cho nhà giàu đúng là khó hơn lên trời”, Nguyệt than.
“Bố mẹ đừng tặng quà vớ vẩn nha”
Hân đến đón con giờ tan học, thằng bé 10 tuổi vừa trèo lên xe vừa ríu rít “buôn chuyện” như mọi ngày: “Thằng Thạch bảo mẹ nó sắm quà 20/10 cho cô giáo rồi đấy, cả cái máy massage ǵ đó xịn lắm. Mẹ đă mua ǵ cho cô chưa?”.
Hân cũng đă nghĩ đến chuyện này vài hôm nay nhưng chưa biết mua ǵ. Quà cáp trong thời vật giá leo thang này quả là một vấn đề đau đầu. Nhưng chị không thể nói vậy với con được, nên bảo mẹ đang suy nghĩ. Thằng bé dặn ḍ: “Mẹ đừng có mua quà vớ vẩn nha. Phải đắt tiền th́ mới không bị thua các bạn”.
Người mẹ giật ḿnh, không ngờ ư nghĩ như vậy lại có trong đầu đứa con bé bỏng thơ ngây của ḿnh. Hân nghĩ, các bạn lớp con phần lớn đều sinh ra trong những gia đ́nh b́nh thường, chỉ một số bạn là con nhà giàu. Chắc bọn trẻ nói chuyện với nhau, mấy cậu con nhà giàu kia khoe khoang chuyện bố mẹ ḿnh mua quà xịn để “lấy le” với các bạn, khiến những đứa khác, trong đó có con chị, thấy “cay mũi”, muốn bố mẹ ḿnh cũng “hoành tráng” như vậy.
Hân thấy hơi oán trách những vị phụ huynh kia, đă sớm tiêm nhiễm ư nghĩ hợm của và thực dụng cho con, làm ảnh hưởng đến những đứa trẻ khác.
Khác với Hân, chị Dương lại chẳng mấy lo lắng về chuyện quà cáp cho cô giáo. “Hồi con c̣n đi nhà trẻ, mẫu giáo, tôi cũng ‘xoắn’ cái chuyện này lắm, v́ nó liên quan đến việc nhờ cô ép con ăn, con rất lười ăn. C̣n khi nó đă đi học tiểu học được vài năm th́ tôi nghiệm ra rằng, có thể cô cũng nhớ mặt và chú ư hơn một chút những cháu có quà đắt tiền, nhưng kết quả học của con ḿnh rốt cục vẫn chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của nó mà thôi. Tặng quà to mà con không chịu học th́ cô cũng ớn lắm”.
V́ thế, những dịp như 20/10, chị Dương chỉ mua một món quà nhỏ hay bó hoa để tặng cô giáo kèm lời chúc chân thành. Chị cũng khuyến khích con tự làm thiệp để tặng cô.
Cô giáo Loan, công tác tại một trường THCS ở Hà Đông, Hà Nội, cũng tâm sự: “Trong đời đi dạy, tôi sợ nhất những phụ huynh cứ lễ tết là trang trọng đến tận nhà cô, tặng những bộ quà đắt giá, lúc nào cũng săn đón hỏi cô cần ǵ sẽ giúp hết ḷng. Thế nhưng tôi chỉ yêu cầu họ là quản lư cháu chặt hơn một chút, nhắc cháu học bài, đừng cho chơi điện tử quá nhiều, quá khuya… th́ họ chẳng chịu làm. Người ta quà cáp cho cô giáo cũng chỉ v́ thương con, những nhà đó lại mặc kệ con như vậy, chẳng hiểu họ tốn cả đống tiền mua quà, tốn công săn sóc cô giáo để làm ǵ”.
Cô giáo cũng chia sẻ, cô rất thông cảm với lo lắng của phụ huynh, rằng nếu không “đầu tư” quà cáp cho giáo viên th́ con sẽ bị bỏ rơi hoặc trù úm. Là người trong nghề, cô biết cũng có những giáo viên như vậy. “Nhưng họ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Các cô giáo, như tôi chẳng hạn, vẫn vui ḷng và cảm kích nhận những món quà nhỏ chân thành mà phụ huynh tặng trong các ngày lễ, nhưng không bao giờ để ư là phụ huynh cháu nào không có, hoặc thay đổi cách cư xử với các cháu sau những đợt quà. Tôi vẫn luôn nêu gương các cháu nhà khó khăn, bố mẹ vất vả quá không bao giờ thấy mặt ở trường nhưng vẫn chăm ngoan, học giỏi”.
Được hỏi về món quà ưa thích trong ngày 20/10, cô giáo Loan cười: “Tôi không quan trọng là thứ ǵ. Nhưng thực sự tôi rất ấn tượng với những gia đ́nh mà ngày thường th́ mẹ đón con cũng như liên lạc với cô giáo, nhưng ngày 8/3 hay 20/10 th́ bố lại đến tặng hoa cho cô. V́ thực ra, đó có phải ngày cô giáo đâu, ngày của phụ nữ mà”.
Theo Xzone