Chủ trương “thân xa, thân xa” của cổ nhân Trung Quốc vẫn được con cháu họ đem ra áp dụng triệt để.
“Viễn giao, cận công” (thân xa, đánh gần) là chủ trương ngoại giao của người Trung Quốc có từ thời Xuân Thu chiến quốc, do tướng nhà Tần tên là Bạch Khởi nghĩ ra. Ông đă hiến kế cho vua Tần chủ trương kết thân với các nước ở xa như Yên, Tề và đem binh đi đánh các nước có chung biên giới như Sở, Ngụy, Triệu, Hàn để mở rộng lănh thổ.
Tàu công vụ Trung Quốc liên tục khuấy động vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.
Những ngày gần đây, tràn ngập các mặt báo ở một số quốc gia châu Á là những tin tức kiểu như: “Trung Quốc đưa tàu du lịch đến Hoàng Sa”, “Trung Quốc đưa tàu và chiến đấu cơ yểm trợ đến vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản (Senkaku/Điếu Ngư”, hay “Trung Quốc đưa quân xâm nhập lănh thổ Ấn Độ”...
Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo chính thống ở Trung Quốc c̣n “mạnh mẽ” lên tiếng rằng, nếu “chuyến thăm quan” Hoàng Sa lần này thuận buồm xuôi gió, giới chức Trung Quốc sẽ có thêm nhiều chuyến viếng thăm khác đến ḥn đảo xinh đẹp “biển xanh, cát trắng” mà họ gọi là “Tây Sa”. Ấy là chưa kể đến những động thái như tổ chức thi câu cá, khánh thành nhà sách, tổ chức nhiều hoạt động “ngoại khoá” khác một cách ngang ngược trên lănh thổ vốn dĩ của Việt Nam.
Mặc cho các nhà ngoại giao Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines hay Malaysia lên tiếng về những động thái xâm nhập lănh thổ trái phép, Trung Quốc vẫn ngang nhiên “lờ đi” những ǵ mà họ biết về những nỗ lực của các nhà ngoại giao khu vực nhằm đạt tới “Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông” (COC).
Ngày 26/4 vừa qua, các tờ báo Ấn Độ đồng loạt dẫn lời chính phủ nước này lên tiếng tố cáo binh lính Trung Quốc đă tiến sâu vào phần lănh thổ do Ấn Độ tuyên bố chủ quyền lên tới 19km. Một lần nữa, Bắc Kinh coi như không thấy việc binh lính tuần tra Ấn Độ phát hiện 30 lính Trung Quốc lấn sâu 19km vào khu vực Depsang Bulge ở phía đông Ladakh do Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này xảy ra ở khu vực có tranh chấp, thế nhưng lần này, lính Trung Quốc dựng 2 khu lều trại ở gần khu vực nhạy cảm kể trên.
Chính phủ Ấn khẳng định, nếu Trung Quốc tăng cường thêm quân ở khu vực này, họ cũng đă sẵn sàng cho việc cảnh báo toàn bộ các lực lượng quân đội dọc theo biên giới 2 nước đề pḥng bất trắc xảy ra. Các thời báo Ấn Độ nhận định, lần đầu tiên trong suốt 25 năm qua, 2 cường quốc châu Á đối đầu căng thẳng một cách tồi tệ.
Không có ngoại lệ, mới đây, 8 tàu hải giám Trung Quốc cũng đă tiến sâu vào vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Nhật: quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Truyền thông Nhật Bản gọi đây là “mối đe doạ chưa từng có” và tỏ ra cảnh giác cao độ khi các tàu Trung Quốc được sự “yểm trợ” của nhiều máy bay, trong đó có cả Su-27 và Su-30.
Mới đây, các nhà ngoại giao Malaysia buộc phải lên tiếng khi hải đội 4 tàu chiến của Trung Quốc tiến vào gần băi đá James mà Malaysia đă tuyên bố chủ quyền. Được biết, băi đá này nằm cách bờ biển Trung Quốc tới 1800km, tức là cách rất xa cái gọi là “đường lưỡi ḅ” mà Trung Quốc tự vẽ nên.
Giấc mơ lớn của người Trung Quốc chắc hẳn không phải bây giờ mới xuất hiện. Thế nhưng, đường lối “đánh gần” mà Trung Quốc đang áp dụng với một loạt các quốc gia “bè bạn” ngay trong chính khu vực châu Á đang khiến dư luận không khỏi nhíu mày cau trán khi nghĩ về Bắc Kinh.
Các chuyên gia về chính sách ngoại giao thế giới đang băn khoăn tự hỏi, liệu có phải chủ thuyết mới của Trung Quốc đang ngày một khẳng định rơ hơn cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc” mà Bắc Kinh từng công bố trong sách trắng quốc pḥng? Hay Bắc Kinh đang nỗ lực đến gần hơn với giấc mơ ngàn đời của cha ông họ bằng cách “gây hấn” nhiều hơn với các nước láng giềng, nhằm xác quyết chủ quyền một cách mạnh mẽ đối với các quốc gia láng giềng thân cận.
Dù ở góc độ nào, người ta cũng không khỏi lắc đầu ngao ngán với tham vọng bá quyền cốt lơi của các nhà lănh đạo đất nước đông dân nhất thế giới này.
theo kienthuc