GiadinhNet - Khi xây dựng chế độ ăn uống gồm nhiều thức ăn giàu đạm từ động vật, nhiều người trẻ không hề biết rằng họ đă “vô t́nh” tự chuốc lấy nhiều nguy cơ bệnh tật, đồng thời làm suy giảm khả năng “chiến đấu” của các bậc cao niên trong gia đ́nh.
Trong năm 2009, tổ chức People for the Ethical Treatment of Animals (PETA) đă đưa ra nhiều luận luận điểm khoa học chứng minh việc ăn chay thường xuyên sẽ làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu năo, đái tháo đường và ung thư. Đặc biệt hơn, PETA c̣n khẳng định: Những người ăn chay, đặc biệt là người cao tuổi sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng “chiến đấu” khi “quan hệ”.
Chia sẻ luận điểm này, tác giả Lynn Fischer trong cuốn sách “The better sex diet” cũng ca ngợi chế độ chủ yếu ăn chay như một cách giữ tối đa lượng máu chảy tới bộ phận sinh dục. Theo bà Lynn, với những người cao tuổi đă bước qua thời kỳ sung măn nhất của cuộc đời, th́ việc ăn chay thường xuyên giống như một thứ “thần dược” giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như hỗ trợ đời sống t́nh dục.
Phân tích kỹ hơn, bà Lynn cũng chỉ ra rằng khi ăn thịt, lượng cholesterol và chất béo dư thừa có trong thịt sẽ tích tụ trong các động mạch và tĩnh mạch thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người già. Bởi lúc này, hệ tuần hoàn trong cơ thể không c̣n đủ khả năng vận hành liên tục để cung cấp máu đến các bộ phận sinh dục. Phần lớn các bậc cao niên, trong trường hợp này, sẽ gặp trục trặc, thậm chí rối loạn chức năng t́nh dục. Ăn chay, giúp giảm nguy cơ này và dĩ nhiên, “chuyện ấy” cũng nhờ thế trở nên sung măn hơn.
Nhưng “thực đơn” ăn chay thế nào tốt nhất với người già? Câu hỏi ấy, bà Lynn tin rằng không khó trả lời. “Bạn có thể đổi khẩu vị liên tục với các loại thực phẩm chay như bột yến mạch hay ngũ cốc nguyên hạt (giúp tăng lượng testosterone trong máu), măng tây, bơ (chứa Vitamin E cùng nhiều hoạt chất kích tích phản ứng t́nh dục), cải, súp lơ, cà chua… cộng thêm món tráng miệng dưa hấu hoặc quả lựu tươi”, bà Lynn viết.
Chăm chút cho “đời sống gối chăn” của người già rất ít được con cái quan tâm ở những nước có nền văn hóa Á Đông như Việt Nam. Nhưng nếu biết rằng “t́nh dục là thần dược của tuổi già”, th́ việc t́m ra một chế độ ăn thích hợp cho các bậc cao niên duy tŕ thứ “thần dược” này xứng đáng được ưu tiên. Có như vậy, người già mới thực sự “viên măn” để vui vầy bên con cháu.
Trần Soạn