Ở viện Sức khỏe tâm thần (bệnh viện Q. Hà Nội) có nhiều cô gái nhập viện với lư do rất... trời ơi như: do xinh đẹp quá, hoặc do dùng vi tính, mạng xă hội quá nhiều cũng phải đi điều trị về thần kinh.
Xinh đẹp quá... hóa điên
Theo các bác sĩ ở đây, th́ mỗi ngày Viện phải "tiếp đón" một em vào để điều trị. Con số này có lẽ sẽ tăng lên khi mùa hè sắp đến, do thời tiết nóng bức, khiến cho nhiều người không làm chủ được hành động, ư thức của ḿnh.
Bác sĩ Lan Anh cho chúng tôi biết: "Mùa này dân gian hay gọi là mùa "rồ hoa mướp", khiến nhiều em nữ sinh thần kinh yếu, người mệt mỏi phải vào viện Tâm thần điều trị và tư vấn về sức khỏe. Nhiều lúc, điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tâm bệnh nhân".
Đang ngồi nói chuyện với các bác sĩ trong Viện, chúng tôi giật ḿnh bởi tiếng hét: "Không uống thuốc đâu, uống thuốc hỏng mất da mặt, con đi thi hoa hậu cơ...", cô y tá tên Mai bảo tôi: "Đấy là bệnh nhân tên Q. quê ở Nghệ An, lúc nào cũng nghĩ ḿnh là hoa hậu nên không... muốn uống thuốc...". Mai cho biết thêm, ở khoa Tâm thần này, nhiều chuyện nếu không được chứng kiến trực tiếp, chắc sẽ rất ít người h́nh dung ra.
Bệnh nhân Q.(bên trái) đang ngồi trong khuôn viên bệnh viện
Bà Trần Thị V. - mẹ bệnh nhân Q. cho biết: "Quê tôi ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Q. là cô con gái đầu năm nay 23 tuổi, đang học năm thứ 2 trường một trường cao đẳng ở Vinh (Nghệ An) th́ phát bệnh và gia đ́nh phải đưa vào đây điều trị. Trước khi đưa ra đây, chúng tôi đă cho cháu vào bệnh viện Tâm thần Nghệ An điều trị, nhưng bệnh t́nh cũng không thuyên giảm nên đành đưa cháu ra Hà Nội”.
Bà V. cho biết, qua t́m hiểu các bạn trong lớp, th́ bà biết rằng, do có nước da trắng, răng khểnh, dáng người nhỏ nhắn nên Q. - con gái bà được gọi là "hoa khôi" của lớp. V́ thế có rất nhiều "vệ tinh" theo đuổi và quan tâm. Vào cuối học kỳ 1 của năm thứ 2, trường của con gái có tổ chức cuộc thi hoa khôi thanh lịch, Q. cũng tham gia và cũng mong đoạt giải.
Thế nhưng do phần thi ứng xử không tốt nên Q, đă không đoạt giải ǵ, quá suy nghĩ về vấn đề này nên con gái bà đă mắc bệnh, lúc nào cũng nghĩ ḿnh xinh đẹp và chuẩn bị đi thi... hoa hậu. Nhiều lúc đang ăn cơm, Q. cũng đ̣i mặc quần áo đẹp để đi thi, bà V. cho biết, mỗi ngày Q, bắt bà thay cho ba bộ quần áo không có giám khảo... phê b́nh.
Tiếp xúc ban đầu, nếu không được mọi người nói là Q. bị bệnh, chúng tôi cũng không biết rằng cô gái ấy đang điều trị tâm thần, tuy đă "bớt xinh" so với thời đi học, nhưng Q. vẫn c̣n nét đẹp của "hoa khôi" trong lớp.
Nhưng khi thấy chúng tôi cầm chiếc túi xách thời trang, cô bảo: "Túi đẹp đấy chị ơi! Em cũng muốn có một cái để thi hoa hậu. Ngày trước em xinh lắm, thầy giáo trong trường c̣n thích ấy. Mai em xin ra viện để về nhà đi tắm trắng...".
Sau đấy Q. cười khanh khách và ngồi hát bài "Con c̣ be bé". Chị V. cho biết, bị bệnh như thế nhưng Q. rất ít khi uống thuốc, cứ có mẹ ở đấy th́ "giả vờ" uống, nhưng không nuốt, sau đó lại... nhả đi. Hàng ngày chị dỗ con như dỗ trẻ con để Q. ăn cơm, uống thuốc.
Tại viện Sức khỏe Tâm thần này, nhiều bệnh nhân là nữ sinh ra vào bệnh viện như... chợ. V́ cứ điều trị được một thời gian, bệnh cũ lại tái phát, thế là người nhà bệnh nhân lại đưa nhau vào bệnh viện. Do thần kinh có vấn đề nên nhiều người điều trị ở đây mắc
chứng bệnh hoang tưởng, lúc nào cũng nghĩ ḿnh là người nọ, người kia.
Có nữ sinh tên B. ở Tuyên Quang, đang học lớp 12 th́ bị phát bệnh, vào đây điều trị đă là lần thứ 3, lúc nào cũng nghĩ ḿnh là... hoàng hậu và đi t́m... vua. Mẹ cô bé cho biết, do ngày trước cô hay xem phim bộ của Trung Quốc nên bị ám ảnh đến tận bây giờ.
T. được chị gái đưa ra sân chơi
Mất 100 triệu đồng cúng thầy bói
Đang đi dạo với chị gái ở hành lang bệnh viện, em Nguyễn Thị T. "nằng nặc" đ̣i chị đi cất quần áo v́ ḿnh dự báo 5 phút nữa trời sẽ mưa, cô bé cho rằng, việc cất quần áo là... quan trọng nhất. Sau đó, T. đi lại quanh hành lang, miệng liên tục lẩm bẩm: "Viện cất quần áo là quan trọng nhất...".
Theo chị Hoa, chị gái T. th́ đang học năm thứ 2 đại học Hà Nội, là một người chăm chỉ, tự giác nên T. ngày đêm ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi hết kỳ, đồng thời cô cũng tự học thêm để thi giành học bổng đi Pháp.
Tuy nhiên, một tháng trước, người nhà thấy T. ngồi bất động trên giường, ai hỏi cũng cười, sau đó lại nói lung tung và đập phá đồ đạc. Biết "có chuyện" gia đ́nh vội đưa vào bệnh viện. Sau một tháng điều trị, T. lại mắc thêm "tật" lẩm bẩm suốt ngày, thích ǵ nói nấy.
Chị Tư - người nhà nữ sinh A. cho biết: "Người già mắc bệnh đă thấy xót xa, những cô gái trẻ bị bệnh c̣n đau ḷng hơn. V́ là con gái mới lớn, nên chúng tôi thường xuyên để ư, v́ “sểnh" ra một cái là A. lẻn ra cổng bệnh viện. Sợ nhất là bị người xấu dụ dỗ, xâm hại em a?...".
Chị Tư cho biết, bên cạnh pḥng của A. có một gia đ́nh bệnh nhân ở Việt Tŕ, v́ là con gái duy nhất của một đại gia bất động sản nên cô bé tên K. được chiều chuộng và bị ép học để đi du học. Đến gần ngày thi, cô bé ấy bị phát bệnh, gia đ́nh đưa xuống Hà Nội để điều trị. Vào được ba hôm th́ cô vợ đưa con về để... nhờ thầy cúng. V́ tin rằng có người âm hại, nên bố mẹ K. nhờ thầy về cúng.
Trong ba lần cúng, mỗi lần lên đến 30 triệu đồng, thấy bói đều cho rằng, chỗ K., nằm ngủ có một vong chết trẻ đi theo nên về hành K. không cho cô học... Thế nhưng sau ba lần cúng hết hơn 100 triệu đồng, bệnh t́nh của K. vẫn không khá hơn. Bố mẹ cô lại đưa xuống bệnh viện để điều trị tiếp, giờ K. đă biết uống thuốc đúng giờ, không kêu khóc như mấy ngày đầu vào nữa.
VNN