Bloger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp làm dư luận Việt Nam nhiều suy đoán vè nguyên nhân thật sự việc bắt giữ. Bộ ngoại giao Đức và Pháp đă lên tiếng phản đối việc bắt giữnày.
Bộ ngoại giao / Đặc ủy nhân quyền CHLB Đức lên án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất
Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao CHLB Đức đưa ra ngày hôm nay đă lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Toàn văn bản thông cáo báo chí như sau:
Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Markus Loening tuyên bố ngày 29.05 về việc bắt giữ các blogger và về tự do hội họp tại Việt Nam:
"Tôi lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Trương Duy Nhất chỉ v́ những phát biểu phê phán của ông về chính phủ và Đảng Cộng sản. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thật không may, nhiều người Việt Nam bị bách hại v́ họ bày tỏ quan điểm của họ. Tôi đ̣i hỏi kêu gọi việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt ngay các thủ tục tố tụng đối với Trương Duy Nhất.
Tự do hội họp ở Việt Nam vẫn c̣n tồi tệ. Gần đây, buổi "dă ngoại nhân quyền" trong ôn ḥa tại một số thành phố Việt Nam đă bị ngăn chặn và giải tán một cách tàn nhẫn. Trước đó, lời kêu gọi phân phát Tuyên bố về quyền con người cũng như thảo luận về nhân quyền tại các buổi dă ngoại đă được phổ biến trên mạng Internet.
Việt Nam đă tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc và qua đó đă cam kết tôn trọng tự do ngôn luận và hội họp. Những cam kết này phải được thực thi" .
Bối cảnh:
Trong nhiều tháng nay, các nhà hoạt động nhân quyền đă tố cáo những chiến dịch chống lại người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Trên danh sách "kẻ thù của Internet" cũng như bảng xếp hạng "tự do báo chí" của tổ chức Phóng viên không biên giới, đất nước này xếp hạng 172 trên 179 nước. [
Bản tiếng Đức deutsch]
Bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất
Trong một tuyên bố chính thức ngày 27 tháng 5 vừa qua, bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất, bản tuyên bố viết: "Pháp lên án mạnh mẽ vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất ngày 26 tháng 5 tại Đà Nẵng với lư do "lạm dụng pháp luật hoặc tự do làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước".
Bản tuyên bố c̣n nhắc đến bản án nặng nề cho Phương Uyên và Nguyên Kha: "Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một loạt án tù cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam kể từ mùa thu năm 2012 chính là vi phạm nhân quyền. Pháp đă bày tỏ sự quan tâm đặc biệt sau khi hai người trẻ Việt Nam Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị kết án tù nặng nề vào ngày 16 tháng 5. Pháp đặc biệt chú ư tới vấn đề này, đó là chủ đề của một cuộc đối thoại giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam".
Sau cùng bộ ngoại giao Pháp nhấn mạnh "Pháp khẳng định cam kết của ḿnh cho tự do ngôn luận và ư kiến, kể cả Internet trên toàn thế giới. Nước Pháp cũng nhắc lại rằng những quyền và tự do được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên và kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân thủ tôn trọng". [
Bản tiếng Pháp français] - [
Bản tiếng Anh english].
Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi Hà Nội thả ngay Trương Duy Nhất
Với tựa đề "Blogger mới bị bắt giữ khẳng định ông "không phải là tội phạm hay phản động" ", tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đă lên tiếng về việc blogger Trương Duy Nhất bị bắt.
Phóng Viên Không Biên Giới nói việc bắt giam Trương Duy Nhất thật đáng lo ngại và nó chứng tỏ chính quyền tiếp tục đàn áp và bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Tổ chức này cũng kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hăy thả ngay blogger Trương Duy Nhất, chấm dứt sự đàn áp vô cớ này. Phóng Viên Không Biên Giới nhắc lại lời của Trương Duy Nhất viết rằng các bài viết của ông trên blog "Một góc nh́n khác" không có ǵ là tuyên truyền, phản động.
Phóng Viên Không Biên Giới lưu ư rằng tổng cộng có 33 blogger và cư dân mạng đang bị giam giữ tại Việt Nam và một ṭa phúc thẩm ngày 23/5 giữ nguyên bản án từ 4 đến 13 năm tù cho năm blogger - Hồ Đức Ḥa, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dũng và Trần Minh Nhật.
Trong bảng chỉ số Tự Do Báo Chí 2013 của Phóng Viên Không Biên Giới Việt Nam xếp hạng 172 trên 179 nước. [
english] - [
français]
Nguồn: Forum Vietnam 21