(GDVN) - Giờ này năm ngoái, Nhà Trắng tin tưởng rằng chính quyền Bashar al-Assad chỉ có thể tồn tại một vài tuần nữa sau khi em rể Tổng thống Syria và Bộ trưởng Quốc pḥng nước này thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại trụ sở chính lực lượng An ninh Quốc gia Syria.
|
Tổng thống Bashar al-Assad đă giành lại thế thượng phong dưới sự hỗ trợ của Nga, Iran và Hizbollah trong khi phiến quân Syria chia rẽ trầm trọng. |
Ngày 26/7 tờ Telegraph có bài nhận định, việc thay đổi chế độ ở Syria đang trở nên khó khăn mặc dù cuộc nội chiến kéo dài, đó là "tin xấu" đối với khu vực và cho cả phương Tây.
Trong hai năm qua bất chấp việc nhiều chiến binh phiến quân Syria đă bỏ mạng trong cuộc xung đột nhưng khả năng Bashar al-Assad phục hồi quyền lực vẫn đang gia tăng từng ngày trong sự cố gắng chờ đợi một cách tuyệt vọng của quân nổi dậy.
Điều này đă khiến các nhà lănh đạo phương Tây bất ngờ. Giờ này năm ngoái, Nhà Trắng tin tưởng rằng chính quyền Bashar al-Assad chỉ có thể tồn tại một vài tuần nữa sau khi em rể Tổng thống Syria và Bộ trưởng Quốc pḥng nước này thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại trụ sở chính lực lượng An ninh Quốc gia Syria.
Tuy nhiên vận mệnh của chế độ Bashar al-Assad đă hồi sinh sau khi Damascus vận động được Iran phải có hành động khẩn cấp để bảo vệ đồng minh.
Một nhóm chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran được phái đến Syria trong khi Hizbollah lập tức phái các chiến binh sang trợ chiến quân đội chính phủ ông Assad.
Mặt khác chính sự bất đồng sâu sắc trong đội ngũ phe đối lập ở Syria đă tạo cơ hội cho quân chính phủ đẩy mạnh phản công tái chiếm các khu vực phiến quân Syria kiểm soát và củng cố lực lượng trên toàn quốc.
Các nhà lănh đạo phương Tây hiện nay phải học cách chấp nhận một khả năng thực tế là chính quyền Bashar al-Assad sẽ c̣n tồn tại trong nhiều năm tới.
Trong khi Mỹ và phương Tây vẫn c̣n băn khoăn việc vũ khí của họ cung cấp cho phiến quân Syria có thể rơi vào tay lực lượng Hồi giáo cực đoan, phiến quân Syria đang mất đi cơ hội chống lại các đợt tấn công dồn dập của quân chính phủ Assad được Iran hậu thuẫn.
Đối với Bashar al-Assad dù cố gắng cách mấy và có nhận được bao nhiêu hậu thuẫn từ Nga và Iran th́ cũng khó có khả năng kiểm soát hoàn toàn đất nước. Syria sẽ phải đối mặt với t́nh trạng chia năm sẻ bảy do chia rẽ sắc tộc, bè phái, trong đó có cả lực lượng Hồi giáo cực đoan đă xâm nhập thành công vào phiến quân Syria.
Hồng Thủy (Nguồn: Telegraph)
GiaoducVN