Bức tranh thế giới hiện đại đầy rẫy sự xung đột. Một mặt, tuổi thọ và chất lượng giáo dục được nâng lên, hàng trăm triệu người đă thoát nghèo trong vài thập kỷ gần đây; nhưng ở khía cạnh khác, nền kinh tế châu Âu tiếp tục u ám...
3. Sự thất bại của chính sách can dự, lật đổ
Sau khi Liên Xô sụp đổ, mục tiêu đối đầu với một nhà nước của Mỹ và phương Tây biến mất để rồi chuyển hướng sang các quốc gia khác như Iraq, Iran, Libya, Syria, Triều Tiên và Serbia. Phương Tây biến các nước này thành những mục tiêu mới cho các loại vũ khí hủy diệt của ḿnh với cáo buộc đây là những chế độ độc tài với hồ sơ nhân quyền nghèo nàn.
Mỹ áp dụng chính sách ngoại giao kiểu cường quyền để phản ứng với khủng hoảng Ukraine.
Hệ quả trong 20 năm qua, đă có rất nhiều quốc gia bị can thiệp và phải thay đổi chế độ, như ở Libya và Iraq, hay bị chia tách như Kosovo, Serbia, sang một thể chế không sáng sủa hơn mà trái lại đầy rẫy những bất ổn, bạo loạn, tham nhũng và chia rẽ sâu sắc hơn trong xă hội.
Việc thiết lập một chính phủ hiệu quả trong xă hội Somali, Yemen hay Afghanistan là vô cùng khó khăn. C̣n khó khăn hơn khi xă hội đó bị chia rẽ về sắc tộc, tôn giáo, vốn tạo điều kiện cho chủ nghĩa cực đoan nảy nở. Do vậy, bài học cho các cường quốc khi muốn can dự để thay đổi chế độ ở một quốc gia là cần cân nhắc kỹ về điều mà họ thực sự muốn làm.
4. Sai lầm của chính sách ngoại giao cường quyền
Trong 20 năm qua, thay v́ theo đuổi chính sách ngoại giao tích cực, điều chỉnh những xung đột lợi ích để cùng có lợi, Mỹ có xu hướng đưa ra mệnh lệnh, đe dọa để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận này đă khiến Mỹ lao vào Chiến tranh Kosovo năm 1999 và đẩy Iran vào việc phát triển số lượng máy ly tâm của nước này từ con số 0 năm 2000 lên 11.000 năm 2014.
Chính sách này cũng được Mỹ và Phương Tây áp dụng để phản ứng với cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Lập trường cơ bản của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và NATO là Nga phải ngừng mọi hoạt động tại Ukraine, rút khỏi Crimea và để Kiev hội nhập với EU, NATO.
Nói cách khác, phương Tây yêu cầu Moskva từ bỏ hoàn toàn Ukraine cùng toàn bộ lợi ích của nước này tại Ukraine. Nhưng nh́n vào lịch sử Nga, sự gần gũi về mặt địa lư với Ukraine và những quan ngại an ninh dài lâu của ḿnh, thật khó để Tổng thống Nga Putin tính toán tới các đề nghị trên. Điều này chỉ khiến Ukraine là bên phải gánh chịu tổn thất lớn nhất.
Tất nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất áp dụng chính sách ngoại giao kiểu cường quyền như vậy. Chính phủ Israel cũng tuyên bố chỉ đàm phán với Palestine nếu các cuộc ḥa đàm không bao giờ đưa tới một thỏa thuận hoặc Palestine chính thức từ bỏ việc thành lập một nhà nước của ḿnh.
Thật không may là những chính sách ngoại giao kiểu ra tối hậu thư, đe dọa và cưỡng bức như vậy ít khi mang lại thành công và sự bền vững. Bởi v́ ngay cả đối thủ yếu hơn vẫn có sức mạnh riêng của ḿnh và các cường quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt được toàn bộ những ǵ họ muốn. Thêm nữa, khi bên yếu bị ép phải “buông súng”, họ sẽ nuôi giữ nỗi phẫn uất của ḿnh để t́m kiếm cơ hội lật lại vấn đề khi có điều kiện. Thất bại trong đàm phán ngoại giao c̣n làm cho xung đột trở nên sâu sắc hơn và khó giải quyết hơn trong tương lai.
5. Cái giá của sự ngạo mạn
Người Hy Lạp cổ đại từng cảnh báo sự ngạo mạn hay tự tin thái quá của con người khi muốn thách thức với chúa trời, chỉ đem tới những cái chết ngu ngốc. Sự ngạo mạn này đang dẫn dắt Mỹ và NATO tiếp tục hành tŕnh Đông tiến của ḿnh mà bất chấp những hệ quả lâu dài trong tương lai.
Cũng chính sự tin tưởng tuyệt đối vào sức hút và quyền lực thuyết phục của ḿnh mà các nhà ngoại giao Mỹ cho rằng có thể thúc đẩy một giải pháp hai nhà nước tại Trung Đông. Sự ngạo mạn cũng đưa Tổng thống George Bush tới Chiến tranh Iraq, khiến EU thành lập khu vực tiền tệ chung bất chấp những cảnh báo bất cập về thể chế. Hay ngay tại trong ḷng nước Mỹ, trước bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, nhiều người vẫn tin rằng Tổng thống Obama có thể vượt qua được những khó khăn chồng chất nhờ khả năng diễn thuyết tốt của ông.
Trong một thế giới mà không có một quyền lực trung tâm và các nước gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, những cường quốc ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn để áp đặt ư chí của ḿnh lên nước khác mà không chịu mất ǵ đó. Những thành công trong quá khứ không đảm bảo một tương lai bền vững, các nước đang ở thời kỳ đỉnh cao một thời có thể rơi vào những cuộc khủng hoảng không báo trước. Do vậy, các bài học lịch sử luôn dạy rằng những nhà lănh đạo cẩn trọng luôn sẵn sàng một kế hoạch B cho tương lai của đất nước ḿnh.
Theo Thái Nguyễn
Báo tin tức/ Foreign Policy