Vietbf.com - 5 điều được chờ đợi tại Triển lăm hàng không Paris 2015 chỉ cách trung tâm Paris hơn 10 km, phi trường vốn yên tĩnh Le Bourget sẽ sôi động và trở thành nơi hội tụ của ngành hàng không vũ trụ và công nghiệp quốc pḥng thế giới giá trị 700 tỷ USD khi Triển lăm hàng không quốc tế Paris lần thứ 51 diễn ra tại đây. Nó được tổ chức lần đầu tiên năm 1909, chỉ 5 năm sau chuyến bay huyền thoại của anh em nhà Wright khi họ cất cánh chiếc máy bay đầu tiên tại Kitty Hawk, Bắc Carolina, Mỹ. V́ triển lăm hàng không Paris là triển lăm hàng không lâu đời nhất thế giới và lần này có ǵ đặc trong Triển lăm hàng không quốc tế Paris 2015 .
Khung cảnh nh́n từ trên cao của Triển lăm hàng không Paris lần thức 47 tại phi trường Le Bourget, phía Bắc Paris vào năm 2007. (Ảnh: AP)
Sự kiện này thu hút hơn 300.000 thuơng gia và khách tham quan, hoà trong một bản hoà tấu hoành tráng trong suốt một tuần, nơi tiếng gầm rú của động cơ phản lực giao thoa với tiếng chạm của những ly sâm-panh khi lănh đạo của các tập đoàn hàng không và các nhà sản xuất máy bay kư những hợp đồng đắt giá lên tới 100 tỉ USD.
Dưới đây là 5 điều đáng được chờ đợi trong triển lăm lần này. Triển lăm mở cửa cho các chuyên gia vào hôm nay 15/6 và cho công chúng vào ngày 19/6.
Cuộc đua giành đơn đặt hàng
Hai hăng máy bay Airbus và Boeing sẽ ganh đua một cuộc đấu không chính thức để giành lấy những đơn hàng. Những yêu cầu của các hăng hàng không cho thấy họ mong chờ những thế thệ máy bay mới tiết kiệm nhiên liệu, mặc dù sự sụt giảm gần đây của giá dầu có ảnh hưởng phần nào đến tính toán đó.
Tại triển lăm hàng không quốc tế Farnborough (Anh) hồi năm ngoái, nhà sản xuất châu Âu Airbus chào bán được 486 máy bay, trị giá 75 tỉ USD. Trong khi đó, Boeing thông báo những đơn hàng bí mật của họ giá trị 40,2 tỉ USD cho 201 chiếc máy bay. Đó là năm thứ 2 liên tiếp Airbus đánh bại Boeing.
Các nhà phân tích tại công ty môi giới Canaccord Genuity dự đoán rằng năm nay hai công ty sẽ kư được các đơn hàng với số lượng khoảng 300 chiếc máy bay - một con số tương đối thấp so với những năm gần đây khi nhu cầu hướng tới những thế hệ máy bay mới. Cả hai nhà sản xuất đều đặt những mục tiêu khá khiêm tốn cho số lượng những đơn hàng mới lần này.
Mục tiêu của Airbus trong ṿng 20 năm tới là bán được 31.350 máy bay chở khách và chở hàng mới, trị giá 4,6 ngh́n tỉ USD, trong khi con số dự đoán tương đương của Boeing là 36.770 máy bay trị giá 5,2 ngh́n tỉ USD.
Máy bay thân rộng
Các sỹ quan Không quân Pháp đứng trước một chiếc F15 của Không quân Mỹ do Boeing sản xuất tại Triển lăm hàng không Paris năm 2009. (Ảnh: AP)
Chiếc máy bay thân rộng A350 của Airbus là "ngôi sao" của Triển lăm Paris 2013 khi nó thực hiện chuyến bay đầu tiên cùng năm. Năm nay, Boeing đă thống lĩnh thị trường máy bay thân rộng, đặc biệt là chiếc 787 của họ, với 152 đơn hàng mới so với 27 của Airbus, nhà phân tích Ben Moores của hăng HIS Aerospace cho biết.
“Trong khi Airbus vẫn c̣n số lượng lớn các đơn hàng tồn đọng của loại máy bay thân rộng, họ cũng cần phải chứng minh rằng họ đủ sức kiếm thêm một vài đơn hàng lớn nữa cho loại máy bay thân rộng từ các thị trường ổn định để rút ngắn khoảng cách vốn ngày càng rộng trong năm 2015”, Moores cho biết.
Danh sách đơn hàng của cả hai nhà sản xuất khổng lồ đang được kéo dài thêm bởi sự gia tăng không ngừng của các hợp đồng cho loại máy bay một lối đi giữa như Airbus A320 Neo và Boeing 737 MAX.
Giá nhiên liệu
Trong những tuần gần đây, từ các hăng hàng không giá rẻ như Ryanair cho tới người khổng lồ Emirates đều thông báo những khoản tăng doanh thu nhờ sự sụt giảm của giá dầu, góp phần làm giảm những khoản chi dành cho nhiên liệu.
Hăng hàng không Mỹ America Airlines giảm chi cho nhiên liệu tới 36%. Hăng cho biết chi phí nhiên liệu hiện đă xuống thấp hơn chi phí nhân công, biến chi phí dành cho nhân công thành khoản chi lớn nhất trong quư I/2016.
Điều này được mong đợi sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về phụ tùng cho các loại máy bay cũ, vốn trở nên hợp lư để vận hành nhờ sự sụt giảm của giá xăng.
Canaccord Genuity cho rằng thực tế tại sao điều này chưa diễn ra “là một trong những câu hỏi trọng tâm của ngành hàng không hiện nay”.
Công nghệ cao
Trong bối cảnh thiếu vắng sự tŕnh diễn của nhiều mẫu máy bay mới, từng gây chú ư trong những triển lăm trước đây, sự tập trung ở Bourget lần này có thể sẽ hướng nhiều hơn tới những buổi giới thiệu các công nghệ phụ trợ do một vài trong số hơn 2.000 nhà triển lăm tới từ khắp thế giới.
Trong số hàng loạt những điều đáng chú ư được giới thiệu, nổi bật là nhà sản xuất vũ khí MBDA với màn tŕnh diễn của loại súng laser năng lượng cao và đặc biệt là Meteor, một loại tên lửa không đối không sẽ được thương mại hoá trong năm nay.
Nhà sản xuất châu Âu Space Agency sẽ có buổi giới thiệu chương tŕnh Rosetta, phi thuyền đầu tiên sẽ đi vào quỹ đạo và hạ cánh trên một sao chổi. Họ cũng sẽ giới thiệu IXV - một loại máy bay không gian được phóng vào quỹ đạo và đă trở về trái đất hồi đầu năm nay.
Dự án Cseries
Nhà sản xuất máy bay Canada Bombardier sẽ có một trong những buổi ra mắt lớn nhất triển lăm lần này khi họ giới thiệu chương tŕnh hàng đầu thế giới CSeries trị giá 5,4 tỉ USD. Các nhà phân tích rằng biết dự án này là một sự mạo hiểm lớn và đắt đỏ của nhà sản xuất có trụ sở tại Montreal.
Bombardier, nhà sản xuất máy bay dân dụng thương mại lớn thứ 3 thế giới, cho biết họ hy vọng sẽ thâu tóm một nửa thị trường của loại máy bay với 100-149 chỗ ngồi, và đă giới thiệu ra thị trường loạt máy bay CSeries có khả năng tiết kiệm 20% nhiên liệu tiêu thụ so với các đối thủ Airbus A320 và Boeing 737.
Chương tŕnh CSeries có ư nghĩa sống c̣n với Bombardier, hăng vốn đă dành nhiều năm để thiết kế loại máy bay với công nghệ tiên tiến, nhưng đă phải đối mặt với sự phát triển tŕ trệ và một vấn đề mà họ gọi là “một sự cố liên quan đến động cơ” trên một trong những chiếc máy bay này trong bài kiểm tra bảo dưỡng mặt đất hồi năm ngoái.
Trần Khánh