Hôm qua 26/11, Nga bắt và phạt tiền 39 doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ v́ nhập cảnh mà không có visa công tác. Những người này tới đây để dự hội nghị về nông nghiệp vào ngày 26/11. Họ bị bắt v́ vào Nga. Dư luận cho rằng các doanh nhân này phải nhận hành động trả đũa của Nga v́ Su-24 bị bắn hạ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải). Ảnh: AP
"Công dân Thổ Nhĩ Kỳ khi vào Liên bang Nga để tham gia các hoạt động kinh doanh hoặc thương mại phải có thị thực. Các công dân này tới Nga với mục đích thương mại", VartanTer-Saarkyan, phó giám đốc cơ quan dịch vụ di trú vùng Krasnodar nói.
Một thành viên trong nhóm doanh nhân nói rằng ông không biết cần phải có visa. Khi làm thủ tục nhập cảnh, ông đă nói với nhân viên di trú là ông đến tham gia triển lăm thương mại. "Chúng tôi hỏi là nên đánh dấu vào ô nào và họ nói chọn ô du khách", Baris Kalkan, một trong những doanh nhân bị bắt cho biết.
Vụ bắt giữ khiến nhiều người nghi ngờ rằng đây là hành động trả đũa của Nga khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ nước này hôm 24/11.
"Chúng tôi không biết những ǵ đang xảy ra. Việc này giống như họ bắt chúng tôi làm con tin. Tôi chưa từng gặp vấn đề này. Trong lúc bắt giữ, tôi nghe một sĩ quan nói rằng nước tôi bắn hạ phi cơ của họ và đây là cái giá chúng tôi phải nhận", ông Senk Beykara nói với CNN.
Các doanh nhân này bị phạt từ 2.000 - 5.000 rubles (30-75 USD) và bị trục xuất về nước.
Quan hệ căng thẳng
Chiến đấu cơ Su-24 của Nga bốc cháy khi trúng tên lửa của Thổ nhĩ Kỳ hôm 24/11. Ảnh: Reuters
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi sau vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 của Ankara bắn rơi khi thực hiện nhiệm vụ không kích các lực lượng chống đối ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.
Phía Ankara khẳng định máy bay Nga xâm phạm không phận trong khi Moscow tuyên bố phi cơ hoạt động trong vùng trời Syria. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đưa ra những bằng chứng khác nhau để củng cố tuyên bố của họ.
Ngày 26/11, Nga tuyên bố sẽ siết chặt kiểm soát thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ bởi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phầm. Đây cũng được coi là biện pháp trả đũa của Nga sau sự cố ngày 24/11. Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết, các hành động trừng phạt bao gồm đ́nh chỉ những dự án hợp tác lớn, tăng thuế nhập khẩu...
Trước đó, tổng thống Nga và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những chỉ trích nặng nề nhằm vào nhau. Tổng thống Vladimir Putin gọi hành động của Ankara là "đâm sau lưng" đồng thời cảnh báo sự kiện bi thảm sẽ kéo theo hậu quả đáng kể. Ông cáo buộc giới lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cố t́nh hỗ trợ quá tŕnh chuyển đổi Hồi giáo ở đất nước họ.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này không xin lỗi về hành động bắn rơi chiến đấu cơ và Moscow là kẻ vu khống khi cáo buộc Ankara đồng lơa với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Nga sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ ở Syria
Tổng thống Putin ngày 26/11 cho biết, Nga vẫn sẽ hợp tác cùng Mỹ và các nước khác chống IS ở Syria. Tuy nhiên, nếu Thổ Nhĩ Kỳ lặp lại hành động bắn hạ phi cơ Nga, sự hợp tác đó sẽ đi vào bế tắc.
"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với liên minh do Mỹ dẫn đầu nhưng vụ bắn rơi máy bay khiến phi công Nga thiệt mạng là sự cố không thể chấp nhận. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng sẽ không có sự lặp lại, nếu không Nga không có nhu cầu hợp tác với bất cứ ai, bất cứ liên minh hay quốc gia nào", ông Putin phát biểu.
Về sự hợp tác song phương với Pháp, Tổng thống Putin cho biết, Nga và Pháp đă nhất trí tăng cường hoạt động chống khủng bố, trao đổi thông tin t́nh báo, hợp tác giữa các chuyên gia quân sự, để tránh sự trùng lặp và sự cố. Điều này sẽ giúp cho hoạt động chống khủng bố của 2 nước thêm hiệu quả.
Therealtz © VietBF