Sau khi được gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Việt Nam sẽ mua nhiều thiết bị quân sự từ Mỹ. Chuyên gia Nga cho biết Việt Nam có thể bắt đầu bằng việc mua máy bay tuần tra và vận tải quân sự của Mỹ để bổ sung vào lỗ hổng trong khâu cung cấp của Nga.
Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moscow (Nga) ngày 24/5 khuyên Việt Nam nên máy bay tuần tra và vận tải quân sự của Mỹ.
“Máy bay tuần tra P-3 Orion có thể là thiết bị quân sự đầu tiên mà Việt Nam mua của Mỹ, sau khi lệnh cấm vận (vũ khí) được gỡ bỏ. Tiếp theo là các loại máy bay vận tải C-130 Hercules”, chuyên gia Nga Vasily Kashin nhận định.
Máy bay Lockheed P-3 Orion của Hải quân Mỹ.
Được biết, P-3 Orion là loại máy bay tuần tra biển hàng có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm. Trong khi đó, C-130 Hercules là loại máy bay vận tải quân sự nhưng cũng có thể được sử dụng như một máy bay chiến đấu. Đây là hai chủng loại máy bay mà Nga không có trong danh mục vũ khí cung cấp cho Việt Nam.
Theo chuyên gia Kashin, Nga – nhà cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự duy nhất cho Việt Nam lâu nay – không thể để mất một thị trường quan trọng như Việt Nam vào tay các nhà sản xuất Mỹ.
“Sự cạnh tranh trên thị trường Việt Nam ngày càng gia tăng, ngay cả khi Mỹ chưa gỡ bỏ cấm vận vũ khí. Việt Nam đang đa dạng hóa các mối quan hệ; đang hợp tác với Israel, nhiều nước Châu Âu và phát triển quan hệ với Ấn Độ. Đối với Nga, quyết định (gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam) của Tổng thống Obama không làm thay đổi ǵ nhiều”, Kashin nói tiếp.
Chuyên gia Kashin dẫn thông tin của Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, trong khoảng thời gian 2011-2015, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 8 trên thế giới, trong đó vũ khí Nga chiếm khoảng hơn 90% đơn đặt hàng này.
Được biết, Mỹ từng dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam vào năm 2014 trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc trở nên căng thẳng do vấn đề tranh chấp Biển Đông.
VietBF© Sưu tập