Nếu Liên hợp quốc không ngăn chặn được Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân thì nguy cơ an toàn của cả trái đất bị đe dọa. Với sự ngông cuồng tới mức điên rồ này của Kim Jong-un, trước mắt Triều Tiên là kẻ sẽ phải "gánh đủ" sau vụ thử hạt nhân chấn động chưa từng có vừa qua. Liệu với lệnh trừng phạt mới này kẻ điên Kim Ủn có chùn tay?
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí bắt đầu các lệnh trừng phạt mới sau vụ thử hạt nhân lần thứ 5 và cũng là vụ thử được cho là lớn nhất của Triều Tiên.
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên - theo BBC.
Hàn Quốc trước đó cáo buộc nhà lãnh đạo Kim Jong-un "liều lĩnh điên cuồng". Trung Quốc "kiên quyết phản đối", Nhật Bản "phản đối kịch liệt" vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Trước cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Mỹ Samantha Power nói rằng Triều Tiên đang tìm cách hoàn thiện các loại vũ khí hạt nhân và thiết bị để có thể biến toàn khu vực và cả thế giới làm con tin nếu có đe doạ tấn công hạt nhân.
"Chúng tôi sẽ thực hiện những biện pháp bổ sung đáng kể, bao gồm cả lệnh trừng phạt mới để chứng minh với Bình Nhưỡng rằng họ sẽ chịu hậu quả vì những hành động vô pháp và nguy hiểm" - bà Samantha nói.
Triều Tiên đã chịu 5 lần trừng phạt của Liên Hợp Quốc kể từ vụ thử đầu tiên năm 2006. Trong một tuyên bố về vụ thử hạt nhân, Triều Tiên bày tỏ tức giận vì những lời đe doạ và trừng phạt của những thế lực thù địch do Mỹ dẫn đầu nhằm phủ nhận "quyền tự vệ của một nước có chủ quyền".
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố kiên quyết thúc đẩy các lệnh thanh trừng Quốc tế mới để trả đũa việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân. Ông Obama nói hành động này là sự đe dọa hết sức nghiêm trọng tới an ninh khu vực, cũng như sự ổn định và hòa bình quốc tế.
Nga lên án mạnh mẽ Triều Tiên và nói vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng đe dọa hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Thái Bình Dương. Mátxcơva kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ toàn bộ tên lửa và các chương trình hạt nhân của mình. "Chúng tôi nhấn mạnh rằng Triều Tiên cần chấm dứt các hành động phiêu lưu nguy hiểm và thực hiện tất cả các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vô điều kiện," Bộ Ngoại giao Nga nói trong một thông cáo.
Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), trong 18 năm cầm quyền của ông Kim Jong-il, Triều Tiên tiến hành hai vụ thử hạt nhân, vào năm 2006 và 2009.
Tuy nhiên, chỉ trong bốn năm ông Kim Jong-un lãnh đạo, quốc gia này đã thực hiện ba vụ thử, trong đó hai vụ diễn ra trong năm nay 2016.
Các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Tháng 22016: Phóng đi rocket được cho là có mang theo vệ tinh.
Tháng 5.2016: Triều Tiên công bố lần đầu tiên thử nghiệm thành công một hỏa tiễn phóng đi từ tàu ngầm, nhưng tuyên bố này bị hoài nghi.
Tháng 12.2012: Bình Nhưỡng phóng tên lửa ba tầng và nói đã đưa thành công một vệ tinh lên quỹ đạo. Các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận có vật thể trên quỹ đạo.
Tháng 4.2012: Tên lửa ba tầng nổ tung ngay sau khi được phóng đi, rơi xuống biển.
Tháng 4.2009: Phóng tên lửa ba tầng; Triều Tiên nói phóng thành công, Hoa Kỳ nói đó là vụ phóng thất bại, tên lửa đã rơi xuống biển.
Tháng 7.2006: Triều Tiên phóng thử tên lửa tầm xa Taepodong-2; Hoa Kỳ nói vụ thử đã thất bại ngay sau khi được phóng đi.
Therealtz © VietBF