Hôm qua 12/9, Tổng thống Philippines Duterte đă yêu cầu các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ rút khỏi nhóm đảo phía nam Philippines. Tuy rằng lư do ông đưa ra là để tạo điều kiện cho chiến dịch chống khủng bố của Manila và lo ngại phản ứng tiêu cực từ phiến quân. Phản ứng của Washington ra sao?
Tổng thống Rodrigo Duterte trong một lần phát biểu với công chúng - Ảnh: AFP
Theo Reuters, trong phát biểu ngày 12-9, Tổng thống Duterte cho rằng sự hiện diện của cố vấn Mỹ tại khu vực Mindanao ở phía nam Philippines có thể gây phức tạp thêm cho các chiến dịch tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở nước này.
Phát biểu trong một buổi lễ tuyên thệ của quân nhân mới, ông Rodrigo Duterte nói rơ: "Họ (lính Mỹ) phải đi thôi. Tôi không muốn tranh căi với Mỹ. Nhưng họ phải đi thôi".
Ông giải thích thêm rằng những người Mỹ có thể sẽ bị nhóm khủng bố sát hại hoặc bị bắt làm con tin để đ̣i tiền chuộc.
Những phát biểu mới này của ông Duterte, sau sự cố được cho là thóa mạ Tổng thống Barack Obama cách đây một tuần, tiếp tục làm dấy lên những dư luận đồn đoán về sự bất ổn trong mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Kirby, cho biết vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào từ Manila yêu cầu rút quân.
Trong khi đó phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh đến những quan tâm và lợi ích chung giữa Mỹ và Philippines.
Nhưng nhân chuyện này, ông Josh Earnest "đá xéo" khi so sánh ông Duterte với ứng cử viên tổng thống Mỹ bên đảng Cộng ḥa Donald Trump.
Ông Josh Earnest b́nh luận: "Tôi nghĩ đây là một minh chứng cho thấy các cuộc bầu cử quan trọng như thế nào. Các cuộc bầu cử luôn có những hậu quả của nó. Chúng nói lên rất nhiều điều về kiểu người sẽ đại diện cho đất nước anh trên trường quốc tế".
Ông Gary Ross, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cũng lên tiếng cho biết sẽ "tham khảo kỹ lưỡng các đối tác Philippines của chúng tôi để có những hỗ trợ phù hợp với cách tiếp cận của chính quyền mới trong các biện pháp chống khủng bố".
Năm 2002, Washington điều các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm tới Mindanao để huấn luyện và cố vấn cho binh sĩ Philippines chống lại nhóm phiến quân Abu Sayyaf trong một chương tŕnh có 1.200 người Mỹ tham gia.
Chương tŕnh ngày kết thúc vào năm 2015 nhưng vẫn c̣n một nhỏ lượng binh sĩ Mỹ vẫn ở lại đó hỗ trợ về kho vận và kỹ thuật.
Trước những diễn biến mới tại Biển Đông, Washington đă thay đổi khá nhiều chính sách an ninh tại Philippines. Ngay trước khi ông Duterte nắm quyền, Washington và Manila đă chính thức thực thi Thỏa thuận hợp tác quốc pḥng tăng cường giữa hai nước, theo đó Mỹ được phép điều động lực lượng luân phiên tới 5 căn cứ Quân sự tại Philippines.
Therealtz © VietBF