Dù làm việc theo đúng pháp luật Mỹ, FBI tiến hành điều tra vụ email cá nhân của ứng viên đảng Dân chủ vào đúng thời điểm trước ngày bầu cử khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi. Chính vụ việc này đă khiến điểm của bà Clinton bị sụt giảm và đối thủ đă nhích lên trước. Và có thể mối quan hệ không tốt với giám đốc Cơ quan điều tra Liên bang (FBI) James Comey được đánh giá là trở ngại không nhỏ đối với ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton nếu đắc cử tổng thống Mỹ.
Giám đốc FBI James Comey. Ảnh: AP
Việc giám đốc FBI James Comey ngày 28/10 bất ngờ tuyên bố trước quốc hội sẽ mở lại cuộc điều tra về bê bối email của bà Hillary Clinton, chỉ 10 ngày trước cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ, khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu cựu Ngoại trưởng Mỹ, nếu đắc cử, có thể duy tŕ mối quan hệ ḥa hảo với một quan chức hành pháp cao cấp, có tư tưởng độc lập này hay không, theo AP.
Theo quy định, giám đốc FBI được bổ nhiệm với nhiệm kỳ kéo dài 10 năm, nhằm tránh mọi ảnh hưởng chính trị tác động đến hoạt động của cơ quan. Ông Comey nắm giữ cương vị này từ tháng 9/2013. Điều đó có nghĩa nếu bà Clinton đắc cử th́ ông Comey vẫn tại nhiệm ở thời điểm bà tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017.
B́nh luận viên Eric Tucker cho rằng, viễn cảnh trên càng làm gia tăng khả năng xuất hiện những căng thẳng trên chính trường Mỹ. Bởi ông Comey là người tỏ rơ quyết tâm tách khỏi sự ảnh hưởng của Nhà Trắng và gay gắt chỉ trích cách bà Clinton xử lư các thông tin mật khi c̣n giữ chức ngoại trưởng Mỹ.
Trong bức thư gửi lên quốc hội, ông Comey cho biết FBI sẽ "có các biện pháp điều tra thích hợp" để quyết định xem liệu những bức thư điện tử mới có lưu các thông tin mật hay không, cũng như "đánh giá mức độ quan trọng của những bức thư này đối với cuộc điều tra".
Trong khi đó, đội ngũ tranh cử của bà Clinton nhận định việc FBI mở lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử có thể là hành động "mang động cơ chính trị" bởi bức thư của giám đốc FBI Comey trước đó cùng ngày chỉ được gửi cho các hạ nghị sĩ đảng Cộng ḥa.
Chủ tịch ủy ban tranh cử của bà Clinton, John Podesta cho rằng lá thư "là điều chưa từng có tiền lệ" và cần phải điều tra động cơ thực sự của hành động này.
Trên thực tế, mâu thuẫn giữa tổng thống và giám đốc FBI không phải là chưa có tiền lệ, t́nh trạng này từng xảy ra dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Cựu tổng thống Mỹ từng dành một phần trong cuốn hồi kư năm 2004 để chỉ trích những quyết định của Louis Freeh, giám đốc FBI dưới nhiệm kỳ của ông.
Cựu Thứ trưởng Tư pháp dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Jamie Gorelick cho rằng việc phối hợp tốt với FBI giữ vai tṛ rất quan trọng đối với công tác điều hành đất nước của tổng thống Mỹ.
"Giữa tổng thống và giám đốc FBI cần có ḷng tin, nhất là bởi tầm quan trọng của vị trí này", ông Gorelick khẳng định
Trong khi đó, ông Ron Hosko, một cựu cố vấn của ông Comey cho rằng đây sẽ là "một mối quan hệ cực kỳ khó khăn", bởi đội ngũ tranh cử của bà Clinton có thể sẽ t́m cách loại bỏ ông Comey bởi lo ngại FBI sẽ mâu thuẫn với Nhà Trắng nếu bà đắc cử, nhưng nhấn mạnh đây sẽ là một quyết định sai lầm.
VietBF © sưu tập