Năm 2016 Nga đă thu được những thắng lợi lón trên mặt trận Syria có công của những loại vũ khí hiện đại. Tổng thống Obama cũng phải thừa nhận Nga là nước có vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đến bây giờ với F-35, Lầu Năm Góc cũng công nhận rằng nó không đủ tŕnh đối đầu pḥng không Nga.
Theo Scout Warrior, Mỹ cần chế tạo phiên bản F-35 đa năng thế hệ 5 để đủ sức đối đầu với hệ thống pḥng không hiện đại của Nga.
Giám đốc Văn pḥng tích hợp F-35 của Không quân Mỹ, Thiếu tướng Geoffrey Harrigian cho biết, Nga và Trung Quốc đang sở hữu hệ thống tên lửa kỹ thuật số cơ động và có khả năng thay đổi tần số.
"Chế tạo bản sao của những tên lửa này hoàn toàn không đơn giản", ông Geoffrey Harrigian thừa nhận. Hiện nay F-35 đang được thử nghiệm trên không gian mở và với sự giúp đỡ của máy tính mô phỏng điều kiện chiến đấu thật.
Vị tướng này cho biết, những hệ thống pḥng không S-300, S-400 là những mối đe dọa chính đối với sự khởi đầu của chương tŕnh Joint Strike Fighter, nhằm hiện đại hóa phi đội máy bay ném bom và máy bay tấn công của tất cả lực lượng quân đội Mỹ.
Tiêm kích F-35.
Giám đốc Văn pḥng tích hợp F-35 của Không quân Mỹ cho biết: "Mối nguy hiểm chính là khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu tầm xa (trong đó có cả máy bay tàng h́nh) của hệ thống pḥng không Nga".
Do vậy, các nhà phát triển F-35 của Mỹ hy vọng máy bay chiến đấu này có thể thích ứng với nhiều mối đe dọa mới như sử dụng "cấu trúc mở" của máy bay.
Ư tưởng của các chuyên gia quân sự và cả nhà sản xuất Mỹ cho rằng, phần mềm, hệ thống điện tử và công nghệ F-35 có thể được cập nhật tùy thuộc vào sự xuất hiện của một số nghiên cứu phát triển mới.
Thừa nhận của Mỹ
Mặc dù quân đội Mỹ đặt vị trí máy bay tiêm kích tiến công/chiến đấu F-35 là một máy bay thế hệ thứ năm hiện đại, tiên tiến nhưng nó có một vài điểm yếu, đáng kể nhất là nó có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho các Lực lượng pḥng không của Nga và Trung Quốc, tờ The National Interest nhận định.
Khẳng định rằng, chiếc F-35 sẽ có thể tàng h́nh tương đối với các hệ thống pḥng không của Nga, nhưng chúng c̣n đang ở mức độ hoài nghi bởi v́ Nga đă đầu tư rất nhiều thiết bị, phương tiện cho sự phát triển vào hệ thống radar.
"Câu hỏi đặt ra trong t́nh thế này là máy bay nào và bao nhiêu cái của chúng ta có thể tàng h́nh đối với các hệ thống radar của Nga hoạt động trong dải băng tần UHF và VHF", nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Hải quân, Mike Coffman cho biết với RIA Novosti.
Theo các chuyên gia, những chiếc F-35 có một nhược điểm đáng kể đó là máy bay chiến đấu chỉ có một động cơ mà không cung cấp bất kỳ cơ cấu nào để làm giảm sự phát hiện nhiệt từ ống xả. Như vậy, vết tích nhiệt từ các máy bay chiến đấu F-35 làm cho nó dễ dàng bị t́m thấy và từ đó bị ra đ̣n tấn công.
Trong tháng năm vừa qua, dẫn lời tuyên bố của người đại diện Lầu Năm Góc cho biết các thử nghiệm chính thức cuối cùng của mô h́nh máy bay tàng h́nh tiêm kích tấn công ném bom thế hệ thứ năm mới F-35 sẽ phải hoăn lại cho đến năm 2018.
Đă nhiều lần được chỉ ra bởi các nhà quan sát, chuyên gia quân sự nhưng có vẻ người Mỹ "đang sa lầy" trong vấn đề của F-35 mặc dù vậy việc sản xuất chúng vẫn đang tiếp diễn, dường như Lầu Năm Góc vẫn không thể xác định chính xác khả năng thực sự của máy bay này và tính khả thi khi ứng dụng chúng.
Chiếc F-35 là một trong những máy bay trong danh sách đánh giá những cỗ máy “thất bại” của ḍng máy bay tiêm kích tấn công, danh sách tập hợp này đưa ra bởi tạp chí The National Interest.