Vào đầu chiều ngày 17/1, Thủ tướng Anh Theresa May đă công bố chiến lược liên quan tới Brexit.
Chiến lược của bà May công bố bao gồm 12 điểm được coi là nguyên tắc và ưu tiên cho tiến tŕnh đàm phán Anh rời khỏi liên minh châu Âu.
Nội dung đầu tiên đề cập tới việc Anh sẽ rời khỏi thị trường chung của EU. Anh không t́m kiếm từ cách thành viên nửa vời “chân trong, chân ngoài ” tại Liên minh châu Âu, bởi điều này có nghĩa là Anh chưa hoàn toàn rời khỏi Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, bà May cam kết sẽ nỗ lực để làm sao Anh tiếp cận với thị trường này một cách tốt nhất, sau khi Anh đă rời khỏi đây. Bên cạnh đó, Anh cũng sẽ t́m kiếm một thỏa thuận thương mại không thuế quan với châu Âu. Trong lĩnh vực hải quan, Anh cũng mong muốn đạt được một thỏa thuận hải quan hoàn toàn mới giữa Anh với EU.
Theo bà May, bà muốn nước Anh thực sự trở thành một nước Anh mạnh mẽ, một nước Anh toàn cầu hóa, là người bạn và là láng giềng tốt nhất của các đối tác châu Âu, cũng như vươn ḿnh ra thế giới để xây dựng mối quan hệ với các đối tác cũ và các đồng minh mới của Anh.
Chính phủ Anh cũng cho kế hoạch riêng cho nước Anh nhằm cải thiện đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế, cũng như giải quyết vấn đề nhập cư. Theo quan điểm của Thủ tướng Anh, các công dân châu Âu vẫn được chào đón tại nước Anh. Đổi lại, Anh cũng mong muốn việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ không ảnh hưởng đến quyền của công dân Anh tại các quốc gia châu Âu khác.
Kết quả cuộc trưng cầu ư dân tại Anh hồi tháng 6/2016 không có nghĩa là Anh ẩn dật trước thế giới. Anh sẽ luôn là quốc gia hướng ra thế giới bên ngoài rộng lớn hơn, ngoài châu Âu.
Các nguyên tắc mà Anh đặt ra cần phải được tiến hành làm sao để việc Anh rời EU không phải là rào cản đối với cuộc sống và hoạt động thương mại giữa Anh với Liên minh châu Âu.
Thủ tướng May cũng nhấn mạnh, bà muốn khởi động cuộc đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào cuối tháng 3 tới. Theo bày May, có những ư kiến đang lên tiếng kêu gọi xây dựng một thỏa thuận trừng phạt Anh nhằm khiến các quốc gia khác không có động thái tương tự như Anh. Anh không chấp nhận đàm phán kiểu này. Theo bà May, không có thỏa thuận vẫn tốt hơn một tḥa thuận tồi đối với nước Anh.
Thủ tục rời khỏi Liên minh châu Âu được quy định trong Điều 50 của Hiệp ước Lisbon năm 2009. Thủ tục này dự kiến sẽ kéo dài đến 2 năm với các cuộc thương lượng giữa Anh với 27 nước thành viên c̣n lại của Liên minh châu Âu.
Nói cách khác, Anh sẽ vẫn là thành viên khối này cho đến năm 2018, trong thời gian thương lượng về các thể thức “chia tay” và về quan hệ mới giữa Anh và Liên minh châu Âu. Theo kế hoạch, Chính phủ Anh sẽ chính thức “kích hoạt” Điều 50 - Hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3 tới.
VietBF © sưu tầm