Vietbf.com - Ṭa nhà 27 tầng tại phía tây thủ đô London bốc cháy ngùn ngụt sáng nay theo giờ địa phương. Cảnh sát xác nhận ít nhất 6 người thiệt mạng với 50 người bị thương trong vụ hỏa hoạn nghiêm trọng này, nhưng con số nạn nhân chắc sẽ tăng thêm v́ c̣n nhiều người mất tích chưa t́m thấy.
Cảnh ṭa nhà cao tầng bốc cháy trong đêm 13 rạng sáng 14/06/2017 ở Luân Đôn. REUTERS/Toby Melville
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải tường tŕnh :
Hình ảnh căn nhà bùng cháy suốt đêm và đến trưa vẫn còn lửa khói nghi ngút chắc chắn sẽ ám ảnh trong tâm trí người xem thêm rất lâu nữa, đặc biệt khi khối bê tông đen nổi bật hẳn lên trên nền khu mua sắm sang trọng Westfield và không xa là sân vận động bóng đá Chelsea nổi tiếng, cùng nằm trong khu vực quận nổi tiếng là giàu có Kensington & Chelsea ở phía Tây Luân Đôn.
Lực lượng chữa cháy được gọi đến khi đám cháy bắt đầu được khoảng 6 phút hồi nửa đêm, khoảng 1h sáng, nhưng đám cháy ở tầng 4 nhanh chóng chỉ trong vòng 45 phút đã lan sang phía bên kia rồi bùng ngược lên khắp trên 20 tầng lầu ở phía trên, khiến rất nhiều người bị kẹt lại bên trong nhà.
Người ta ước tính có khoảng 120 căn hộ trong tòa nhà cao tầng này, tức là khoảng 5-600 người sống, cho nên con số 6 người chết lúc ban đầu chỉ là một con số rất nhỏ, sẽ còn tiếp tục tăng. Những cư dân kịp thoát ra ngoài kể lại cảnh kinh hoàng của những bà mẹ mất con, và những cư dân từ khu lân cận kéo tới cũng không thể giúp được gì, mà ngược lại, cũng phải di tản ra khỏi nhà trong phạm vi vài trăm mét vì tàn lửa bay xuống có thể làm cháy nhà và chết thêm người.
Trong khi chính lực lượng cứu hỏa phải lo cho tính mạng của mình vì nguy cơ nhà có thể sụp, người ta chưa thể tổng kết được có bao nhiêu người chết và bị thương trong đám cháy. Hàng trăm con người thoát nạn thì giờ đây không biết tối nay sẽ ở đâu, và nhiều người tuyệt vọng đi quanh các trung tâm sơ tán để tìm người thân, tìm đọc các mẩu giấy nhắn tin và để lại tin nhắn của mình trên bảng thông tin.
Kinh hoàng hơn có lẽ là cảnh hàng trăm nhân viên chữa cháy đến cùng hàng chục xe nhưng không có cách nào cứu được một người đàn ông tuyệt vọng ra hiệu đằng sau lớp kính cửa sổ đóng chặt, bên dưới, bên trên và bên phía nhà bên kia đều đang bùng cháy lớn, tất cả đều được ống kính truyền hình ghi lại. Các nhân chứng thậm chí còn kể có người phải nhảy qua cửa sổ xuống để cứu mạng.
Điều khiến giới chuyên gia bất an là tại sao hệ thống chuông báo cháy không hoạt động, hệ thống cửa chống cháy cũng không hoạt động, và nhất là tòa cao ốc này vừa mới được nâng cấp hoàn toàn hồi năm ngoái.
Người dân Anh vốn đã có ác cảm với các tòa nhà cao tầng thì sau vụ này sẽ còn tiếp tục tránh mua nhà trong cao ốc. Xét về lịch sử phát triển, thì tòa nhà Grenfell Tower được xây trong thập niên 1970 khi chính phủ Anh đầu tư xây nhà cao tầng để các địa phương dùng làm nhà ở cho người ăn trợ cấp xã hội.
Sau một thời gian cư dân có thể mua lại nhà với giá rẻ, và ban quản lý quận chuyển giao sang cho ban quản lý tự quản. Khá nhiều khu nhà bị coi là có nguy cơ cao và ngân hàng từ chối không cho vay trả góp. Đó cũng là những vấn đề mà thính giả ở Việt Nam nên cân nhắc trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay nhà cao tầng được coi như là căn hộ cao cấp, trong khi ngay cả khu nhà giàu cũng có rất nhiều vấn đề về quản lý, hay tình trạng kỹ thuật xuống cấp, và nguy hiểm nhất là nguy cơ cháy nổ từ ý thức của cư dân.
Quay trở lại khu nhà cháy ở Luân Đôn, bên cạnh các biểu hiện khác nhau của thái độ kinh hoàng cho dân cư, có rất nhiều người dân Luân Đôn tự nguyện tới giúp đỡ, đem thức ăn và nước uống, cũng như kêu gọi quần áo tạm thời cho những người bỗng nhiên bị mất nhà và thất lạc người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Hiện người Việt ở Luân Đôn đang tìm kiếm trên mạng facebook thông tin về một người Việt tên thường gọi là chú Bảy, được cho là đang sống ở trong tòa nhà này, hoặc khu vực lân cận.