Cận cảnh cây cầu vượt biển dài nhất thế giới ngày đầu thông xe
Hàng trăm người dân đã bắt đầu trải nghiệm cây cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Chu Hải, Hong Kong và Macau vừa được thông xe vào ngày 24/10. Cây cầu 55 km nối liền Hong Kong, Macau với Trung Quốc đại lục được kỳ vọng thúc đẩy trung tâm kinh tế cạnh tranh với Thung lũng Silicon.
Sáng 24/10, cầu vượt biển dài nhất thế giới được thông xe. Hàng trăm người dân xếp hàng mua vé tại cảng Chu Hải, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để trải nghiệm chuyến đi trên cây cầu dài hơn 55 km này.
Trong ngày đầu thông xe, phương tiện công cộng được ưu tiên để người dân trải nghiệm, phương tiện cá nhân bị hạn chế và phải có giấy phép đặc biệt. Trong ảnh, bảng chỉ dẫn tại lối vào ở đầu cầu phía Hong Kong.
Nhân viên bán vé hướng dẫn người đàn ông đến khu vực chờ xe buýt ở phía Hong Kong. Những người lần đầu đến đây tỏ ra ngạc nhiên và thích thú với thiết kế lượn sóng của nhà ga tại cảng, tương tự như dòng người.
Bà Chen, một công nhân nghỉ hưu, xuất phát từ cảng Chu Hải, nói với South China Morning Post rằng bà thường đi đến Hong Kong bằng phà nhưng sẽ sử dụng cây cầu cho những chuyến đi trong tương lai. "Giá vé khá phù hợp với người tiêu dùng, khoảng 58 nhân dân tệ (tương đương 193.000 VNĐ)", bà Chen nói.
Law Chit-kwong, 55 tuổi, công nhân tại dự án đường bộ nối với cây cầu ở Hong Kong đã xin nghỉ một ngày để chứng kiến khoảnh khắc này. Trong ảnh, đoàn xe buýt xuất phát từ Hong Kong đưa hành khách trải nghiệm chuyến đi trên cây cầu vượt biển dài nhất thế giới.
Ở cảng Hong Kong và Macau, người dân có thể chụp ảnh nhưng không được phép chụp ảnh khi đến cảng Chu Hải. Jason Wong, 26 tuổi, cho biết chuyến đi khá suôn sẻ nhưng phàn nàn chỗ ngồi trên xe buýt khá chật.
Việc điều khiển xe trên cầu có một rắc rối nhỏ. Khi xe chạy từ Chu Hải sẽ lái xe ở bên phải nhưng khi vào khu vực ở Macau hoặc Hong Kong phải chuyển sang lái bên trái, do Hong Kong và Macau quy định lái xe bên trái. Trong ảnh, cảnh sát đứng gần xe buýt 2 tầng dừng lại ở điểm giao trên cây cầu ngoài khơi Macau.
Trên cầu được thiết kế sẵn vài điểm để tài xế chuyển từ lái xe bên phải sang bên trái. Ngoài phương tiện công cộng, xe tải xuyên biên giới cũng được phép chạy trên cầu. Giới lãnh đạo ngành vận tải đường bộ đánh giá cây cầu hấp dẫn từ góc độ kinh tế nhưng họ sẽ không vội sử dụng nó.
Stanley Chiang Chi-wai, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Trung Quốc-Hong Kong-Macau, cho biết rất khó để ước tính bao nhiêu trong số 13.000 xe tải xuyên biên giới ở Hong Kong sẽ sử dụng cây cầu trong tương lai.
Công trình vượt biển dài nhất thế giới có một đoạn đi ngầm dưới biển để không ảnh hưởng đến giao thông hàng hải. Cây cầu được xây dựng trong gần một thập niên với chi phí lên đến 20 tỷ USD. Cây cầu chịu được động đất 8 độ, siêu bão và tàu thuyền va chạm. Nó được xây từ 400.000 tấn thép, gấp 4,5 lần số vật liệu của cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ.
Việc đưa vào sử dụng cây cầu nối Chu Hải-Hong Kong-Macau giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa 3 thành phố từ hơn 3 giờ xuống còn 45 phút. Tuy nhiên, từ khi xây dựng đến nay, dự án cây cầu vượt biển dài nhất đã phải hứng chịu hàng loạt chỉ trích, đặc biệt ở Hong Kong, nơi mà người dân hầu như không có nhu cầu kết nối mạnh mẽ hơn với Macau hay Chu Hải. Họ sợ rằng thành phố sẽ sớm bị quá tải với số du khách đến từ đại lục.
Dân HK sẽ khổ với mấy thằng chuyên đái và khạc nhổ bừa bãi rồi .
Sau năm 1997 HK đã trả về cho chệt, Từ đó đến nay đã có biết bao cuộc ''du hành nhỏ dọt'' từ mẫu quốc qua HK.
Nhờ có cây cầu yêu thương này mà ''tình cảm" 2 nơi gắn liền nhau hơn, giống như Nam Bắc nước ta. Dần dần nhìn lại đâu đâu cũng toàn là người Bắc thân thương của chúng mình mà thôi, còn người Nam thì được dịp đi ...kinh tế mới...
The Following 2 Users Say Thank You to nangsom For This Useful Post:
Sau năm 1997 HK đã trả về cho chệt, Từ đó đến nay đã có biết bao cuộc ''du hành nhỏ dọt'' từ mẫu quốc qua HK.
Nhờ có cây cầu yêu thương này mà ''tình cảm" 2 nơi gắn liền nhau hơn, giống như Nam Bắc nước ta. Dần dần nhìn lại đâu đâu cũng toàn là người Bắc thân thương của chúng mình mà thôi, còn người Nam thì được dịp đi ...kinh tế mới...
Niềm đau thương nầy nghỉ lại vẫn còn nghe chua xót , đắng cay ...phải không ????
The Following 2 Users Say Thank You to anhhaila For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.