Ba năm qua Nga tham chiến tại Syria. Quân đội của Tổng thống Putin đă giành thắng lợi. Nhưng giờ đây Nga bất ngờ "sa lầy" ở Syria v́ cuộc chiến bóng tối Israel-Iran?
Ước tính của Nga về Syria đă sai ngay từ đầu nhưng quân đội đă thuyết phục Tổng thống Vladimir Putin rằng đây sẽ là một chiến dịch sẽ kết thúc rất nhanh. Toàn bộ cuộc phiêu lưu đă gây ngạc nhiên cho Putin khi ông gặp vấn đề lớn hơn rất nhiều, gấp mười lần ở Ukraine.
Nga chưa thể thoát khỏi Syria dù chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang nắm cục diện chiến thắng.
Nga ước tính sai lầm?
Nga đă quay trở lại Trung Đông vào năm 2015 để giúp đỡ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang có nguy cơ sụp đổ trước sức ép của phe đối lập ở Syria.
Hơn ba năm sau, sự khó khăn của Moscow giờ đây không c̣n là cuộc chiến đối đầu với phiến quân hay khủng bố, mà thay vào đó là sự cân bằng lợi ích của các quốc gia trong khu vực và t́m kiếm một trật tự phù hợp.
"Ước tính của Nga về Syria đă sai ngay từ đầu nhưng quân đội đă thuyết phục Tổng thống Vladimir Putin rằng đây sẽ là một chiến dịch sẽ kết thúc rất nhanh. Đây là một cuộc xung đột nhiều mặt với những diễn biến phức tạp và khó lường mà Moscow buộc phải sa lầy”, cựu cố vấn Điện Kremlin Alexander Nekrassov nói với The Media Line.
"Toàn bộ cuộc phiêu lưu đă gây ngạc nhiên cho Putin khi ông gặp vấn đề lớn hơn rất nhiều, gấp mười lần ở Ukraine. Quân đội Nga lẽ ra phải học được từ các cuộc chiến ở Afghanistan và Chechnya rằng loại kẻ thù mà họ chiến đấu ở Syria không thể bị đánh bại hoàn toàn. Hiện tại không có kế hoạch liền mạch nào khác cho Nga ngoài việc ứng phó với các sự cố và cố gắng giữ thể diện của ḿnh bất chấp t́nh huống thảm khốc diễn ra", Nekrassov nêu quan điểm về t́nh h́nh ở Syria mà Nga đang gặp phải.
Sự phức tạp trong thách thức của Nga lúc này đó là rất khó để cân bằng t́nh h́nh – điều được đă được chứng minh vào tuần trước bởi sự giao thoa của các sự kiện liên quan đến những thế lực chính ở Syria.
“Tuần ác mộng” của Nga
Diễn biến bắt đầu vào ngày 20/1 khi Lực lượng Quds của Iran đáp trả cuộc tấn công ban ngày hiếm hoi của Israel bằng cách bắn một tên lửa cực mạnh về phía khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Mount Hermon.
Trong khi bị hệ thống pḥng thủ Ṿm Sắt chặn lại, Lực lượng pḥng vệ Israel đă lần lượt tiến hành một chiến dịch xuyên biên giới quan trọng, báo cáo đă tiêu diệt hơn ba chục mục tiêu và khiến 12 người Iran thiệt mạng.
Sự thay đổi diễn ra trong bối cảnh các báo cáo nói rằng, người đứng đầu lực lượng Quds Qasem Soleimani hồi đầu tháng đă đến thăm miền Nam Syria và có thể đă lên kế hoạch trước cho cuộc tấn công trả đũa nói trên.
Điều này khiến giới chức chính trị và quốc pḥng của Israel cảm thấy Nga không giữ đúng cam kết trong việc ngăn cách Iran khỏi biên giới 60km của nước này trước đó.
Bất chấp suy nghĩ như vậy, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga đă ngay lập tức tố cáo Israel "thực hiện các cuộc tấn công tùy tiện vào lănh thổ của một quốc gia có chủ quyền”.
Đại sứ Nga tại Israel đă lặp lại quan điểm nói trên, đồng thời cho rằng chính sách gần đây của Jerusalem về việc nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công ở Syria có động cơ chính trị và kết nối với cuộc bầu cử ngày 9/4.
Cuộc chiến bóng tối của Iran-Israel đang dần lộ diện ra ánh sáng.
Sau đó, trong một lập trường trái ngược, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov bất ngờ tuyên bố Moscow và Tehran không phải là đồng minh của nhau. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông cũng nhấn mạnh rằng Kremlin nhận thức rơ về các biện pháp bảo đảm an ninh của Israel và coi đây là “ưu tiên hàng đầu”.
Trong lúc các sự kiện đang diễn ra, Tổng thống Putin đă gặp mặt người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong bối cảnh Ankara đang đe dọa tiêu diệt Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) người Kurd, lực lượng giúp sức cho Mỹ trong mục tiêu diệt IS.
Người Kurd ở Syria mà chính quyền Erdogan coi là chi nhánh của khủng bố lại được hậu thuẫn bởi Washington, kẻ thù địa chính trị chính của Nga. Vấn đề trở nên phức tạp hơn nữa đối với Moscow khi Mỹ tuyên bố rút quân hoàn toàn khỏi Syria.
Thêm vào sự phức tạp này là khu vực Idlib, nơi mà các nhóm cực đoan như Hayat Tahrir al-Sham tiếp tục duy tŕ vị thế của ḿnh, bất chấp một thỏa thuận ngừng leo thang trước đó giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
T́nh h́nh mới đang khiến cho nguy cơ một cuộc tấn công của Chính phủ nhằm vào khu vực nhạy cảm nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trở nên gia tăng.
Cuối cùng, tuần ác mộng của Nga kết thúc với phát biểu của Hassan Nasrallah, người đứng đầu Hezbollah, cảnh báo rằng lực lượng đóng quân ở Syria giờ đây sẽ bắt đầu phản ứng quân sự với các cuộc không kích của Israel. T́nh h́nh đang trở nên rối ren hơn khi các bên đă không c̣n nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Nga có đang sa vào vũng lầy sau 3 năm?
Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ sa vào vũng lầy mà nhiều người cảnh báo, một số nhà quan sát vẫn cho rằng Nga đă không tiêu hao quá nhiều nguồn lực của ḿnh và sự đầu tư quân sự tương đối hạn chế vào Syria đă cho phép Kremlin khai phóng sức mạnh ở nhiều nơi trên toàn cầu.
"Mục tiêu của Nga nhằm ổn định chính quyền Assad đă khá thành công và hiện đang t́m cách mở rộng lănh thổ kiểm soát cho Damascus. Trong khi đó, Moscow đă bảo đảm quyền truy cập vào một cảng quân sự ở Địa Trung Hải và một căn cứ không quân ở vùng Latakia", Yaakov Lappin, một chuyên gia về Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat, giải thích với The Media Line.
"Moscow đă đạt được điều này bằng cách hợp tác với trục Iran. Nhưng trục này đang bắt đầu gây ra vấn đề. Lợi ích của Nga đang bắt đầu tách rời khỏi những người Tehran và có những dấu hiệu công khai về điều này, bao gồm cả tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga về việc hai nước không phải liên minh của nhau”, Lappin nêu quan điểm.
“Buộc Iran ra khỏi Syria có thể là thách thức khó khăn nhất của Nga v́ họ không có ư định rời đi. Điều này cũng có nghĩa là cuộc chiến bóng tối giữa Israel và Tehran sẽ tiếp tục và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", nhà phân tích nhấn mạnh.