Trung Quốc vừa bị đánh phủ đầu đầu tiên sau thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội. Bộ Tài chính Mỹ đă áp đặt lệnh trừng phạt với hai công ty biển đặt trụ sở ở Trung Quốc trước cáo buộc giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt liên quan tới chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân vào ngày hôm qua 21/3.
Đây là động thái đầu tiên của Mỹ đối với Trung Quốc sau khi thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai diễn ra ở Hà Nội trong hai ngày 27 - 28/2 kết thúc mà Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un không kư kết được bất cứ thỏa thuận nào.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai diễn ra ở Hà Nội.
Reuters đưa tin, danh sách của Bộ Tài chính Mỹ liệt kê tên của 67 chiếc tàu bị cáo buộc tham gia vào hoạt động vận chuyển trái phép dầu với Triều Tiên hoặc giúp Triều Tiên xuất khẩu than.
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ xác định áp đặt lệnh trừng phạt mới với hai công ty đặt trụ sở ở Trung Quốc là Công ty vận tải quốc tế Dalian Haibo và Công ty hàng hóa quốc tế Liaoning Danxing.
Theo đó, Mỹ cấm mọi hoạt đông giao dịch với hai công ty trên và cho phong tỏa tài sản của hai công ty Trung Quốc tại Mỹ.
“Mỹ và các đối tác vẫn duy tŕ cam kết tiến tới quá tŕnh giải trừ hạt nhân hoàn toàn của Triều Tiên và tin rằng việc thi hành đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với vấn đề Triều Tiên là vô cùng quan trọng để đạt được kết quả thành công”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh.
Cũng theo ông Mnuchin, “Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt và khẳng định những công ty vận tải có hành động gian dối nhằm che giấu hoạt động giao thương với Triều Tiên sẽ phải nhận những rủi ro lớn”.
Sau thượng đỉnh ở Hà Nội, số phận của các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ - Triều trở nên vô cùng mong manh. Trong khi Mỹ vẫn muốn đàm phán với Triều Tiên th́ B́nh Nhưỡng mới đây ra tuyên bố đang cân nhắc cho dừng các cuộc đàm phán và suy nghĩ lại việc đóng băng các băi thử hạt nhân và tên lửa kể từ năm 2017 nếu như Washington không có hành động nhân nhượng.
Trong thông báo, Bộ Tài chính Mỹ chỉ rơ công ty Dalian Haibo tại Trung Quốc đă tiến hành giao dịch với Tập đoàn Thương mại Paeksol. Trong khi, Paeksol vốn nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên. Cụ thể, Dalian Haibo được cho chuyển hàng từ thành phố Đại Liên của Trung Quốc tới Nampo cho công ty Paeksol ở Triều Tiên vào đầu năm 2018 trên các con tàu treo cờ Triều Tiên.
C̣n Liaoning Danxing bị cáo buộc “thường có những hành động trá h́nh” để làm việc với giới chức chuyên phụ trách thu mua của Triều Tiên ở Liên minh châu Âu (EU).
Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, những biện pháp nhằm qua mặt lệnh trừng phạt của Triều Tiên gồm tắt thiết bị định vị tự động, thay đổi tàu thuyền, chuyển hàng giữa các tàu ngay trên biển và đưa sai lệch thông tin chở hàng hóa. Hoạt động chuyển hàng giữa các tàu trên biển được Triều Tiên tiến hành ở Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho rằng trong năm 2018, các cảng của Triều Tiên đă tiếp nhận ít nhất 263 tàu chở dầu thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa ngay trên biển vốn bị xem là vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ.
Do đó, nếu các tàu chở dầu chở đầy trọng tải, Triều Tiên có thể đă nhập khẩu 3,78 triệu thùng dầu. Con số này lớn gấp hơn 7 lần so với số lượng quy định 500.000 thùng/năm mà LHQ áp đặt với Triều Tiên.