Vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris được ví như 'nỗi đau của nhân loại'. Không chỉ người Pháp mà người dân toàn thế giới cũng khóc. Vụ hỏa hoạn xóa nḥa mọi khoảng cách về chính trị hay tôn giáo.
Frida Ghitis, cựu phóng viên CNN. Ảnh: CNN.
Frida Ghitis, cựu phóng viên thế giới của CNN, người thường xuyên đóng góp bài viết cho CNN, Washington Post và Tạp chí Chính trị Thế giới, đă viết bài về vụ cháy Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Pháp, đăng trên CNN hôm 15/4.
Lửa chồng chất lửa, lửa bùng lên phía sau mặt tiền quen thuộc của Nhà thờ Đức Bà, trái tim của Paris khiến cổ họng chúng ta nghẹn đắng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là nỗi đau của "tất cả những người Công giáo và người dân Pháp", nhưng sự thật là cả thế giới đang chung một nỗi đau khi chứng kiến toà nhà hơn 800 năm tuổi ch́m trong biển lửa.
Có cảm giác như có một nhát dao đâm thẳng vào tâm hồn khi người phát ngôn của Nhà thờ Đức Bà cho hay "mọi thứ đang bùng cháy và sẽ không c̣n lại ǵ ngoài những khung sắt".
Trong lúc nhân loại bị chia rẽ bởi chính trị, tôn giáo và các giáo phái, bằng cách nào đó, đám cháy từ một nhà thờ Cơ đốc giáo ở Pháp đă xoá nhoà mọi sự thù địch và trong một khoảnh khắc, kéo mọi người lại gần nhau để cùng sẻ chia nỗi buồn này.
Một người dân bất lực nh́n Nhà thờ Đức Bà bị phá hủy trong vụ hỏa hoạn hôm 15/4. Ảnh: AFP.
Vụ cháy lớn mang đến một cảm giác bất lực và gợi nhớ đến những ǵ từng bị tàn phá trong vụ khủng bố New York 11/9. Với một số người, nó c̣n giống như một điềm báo, dù là thực hay tưởng tượng, rằng chúng ta mới chỉ đang thấy một khúc dạo đầu hay một lời cảnh báo ẩn ư nào đó.
Tất nhiên, không có lời giải thích nào thoả đáng cho cơn phẫn nộ của hầu khắp thế giới vào ngày 11/9/2001. Và cũng không lời nào diễn tả hết nỗi buồn đau mất mát khi các toà nhà bị tàn phá có chủ ư trong vụ khủng bố. Nhưng Nhà thờ Đức Bà th́ khác. Nhà thờ lớn và hùng vĩ khiến người ta có cảm giác như nó đă và sẽ luôn ở đó, măi măi trường tồn.
Nhưng chỉ trong chốc lát, Nhà thờ Đức Bà bốc cháy, nhắc nhở tất cả chúng ta rằng chúng ta đang cùng chung một thế giới này, lịch sử loài người cũng có nghĩa là những con người trong quá khứ.
Chỉ trong chốc lát, khái niệm Di sản thế giới mà UNESCO công nhận nhắc nhở nhân loại rằng cần phải quan tâm và trân trọng những ǵ chúng ta có thể truyền lại cho thế hệ tương lai. Và tất cả chúng ta đều đă góp phần làm tổn hại và mất mát nhà thờ Đức Bà.
Người Pháp chắc hẳn cảm nhận nỗi mất mát này sâu sắc nhất. Họ gọi đó là 'Đức Mẹ của chúng tôi'. Nhưng sự thật đó là nỗi đau của tất cả mọi người, bất kể tôn giáo hay quốc tịch nào.