Chiều ngày 21/7, Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông tiếp tục tổ chức cuộc đại diễu hành phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc, chủ đề của cuộc diễu hàng này là “Điều tra độc lập, bảo vệ Tư pháp, bảo vệ sự thật”. Theo thống kê, cuộc diễu hành lần này có 430.000 người tham gia.
Chiều ngày 21/7, khoảng 430.000 người Hồng Kông tiếp tục xuống đường diễu hành phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)
Trong buổi diễu hành này, cô Mạc, một người làm trong lĩnh vực nguồn nhân lực chia sẻ với phóng viên, từ góc độ cá nhân, “Chúng ta đối mặt với chính quyền, đều là một cá nhân rất nhỏ bé, nhưng nếu chúng ta không đứng ra, th́ tiếng nói của chúng ta dần dần sẽ biến mất. Do đó, chúng ta dùng số lượng ít người tập hợp lại thành một đoàn thể, sau đó đối mặt với họ, để nói những tiếng nói của chúng ta cho họ biết.”
Cô Mạc cho biết yêu cầu chủ yếu nhất của cô trong cuộc diễu hành lần này là, “Hồng Kông cần thiết lập một nhóm điều tra độc lập, điều tra trong phong trào phản đối dự luật, một số cảnh sát có hay không hành vi bạo lực. Cá nhân tôi cảm thấy, về mặt pháp luật, không có ai là có đặc quyền, không phải nói anh là cảnh sát th́ th́ anh không bị điều tra, v́ thế lần này tôi đă tham gia diễu hành.”
Cô Mạc, một người tham gia cuộc diễu hành hôm 21/7, cô hy vọng bạn bè trên thế giới có thể ủng hộ Hồng Kông. (Ảnh: Epoch Times)
“Nếu có thể, tôi hy vọng các bạn ở các nơi trên thế giới đều có thể ủng hộ chúng tôi, lên tiếng cho chúng tôi, không để cho Hồng Kông của chúng tôi thành một ḥn đảo cô độc, không có ai giúp đỡ chúng tôi.” cô Mạc nói.
Chiều ngày 21/7, khoảng 430.000 người Hồng Kông tiếp tục xuống đường diễu hành phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)
Lần này là lần thứ 4 ông Thiệu tham gia diễu hành phản đối dự luật, ông cho biết ông tham gia với hy vọng chính phủ có một câu trả lời rơ ràng, “Chính phủ vẫn luôn nói không, bất cứ điều ǵ cũng không bàn bàn bạc, cũng không đứng ra để giải thích với người dân v́ sao lại không được. Người dân Hồng Kông rất muốn biết v́ sao chính phủ lại nói không. Là các vị không đáp ứng được, hay là có áp lực? Đều cần phải nói với người dân, là một người dân chúng tôi đều muốn hiểu rơ mọi việc, bởi v́ các vị là người quản lư.”
“Dù là ai đưa ra quyết định này, đều cần có một kết quả để cho mọi người biết, v́ sao sự việc này xảy ra đến nay, chính phủ và người dân vẫn không có tiến triển, không có thay đổi. Người dân có quyền biết sự việc. Nếu không, chính phủ làm bất cứ việc ǵ đều không cần nói và chịu trách nhiệm với người dân, vậy th́ có khác ǵ với chính quyền độc tài?”
Từ ngày 9/6 tới nay, mỗi lần Hồng Kông có diễu hành phản đối dự luật dẫn độ, ông Trương đều tham gia.
Ông chia sẻ với phóng viên, “Chủ yếu nhất chính là từ chối hợp tác với đảng Cộng sản Trung Quốc, như thế th́ Hồng Kông mới có tương lai.”
Ông giải thích: “Bởi v́ quá khứ, Hồng Kông là thuộc địa Anh, hôm nay Lâm Trịnh Nguyệt Nga muốn hợp tác cùng đảng Cộng sản Trung Quốc, th́ cơ bản Hồng Kông sẽ vĩnh viễn không có tương lai, chúng ta không phủ định Trung Quốc, chúng ta không phủ định Trung Quốc, chúng ta từ chối hợp tác với ĐCSTQ”.
Người diễu hành bị tấn công
Trang tin The Stand News tại Hồng Kông đưa tin, tối ngày 21/7, sau khi cuộc diễu hành phản đối dự luật dẫn độ kết thúc, đến 8 giờ tối, cảnh sát tuyên bố hành động dọn dẹp hiện trường. Theo nội dung trong video được người dân cung cấp, từ chập tối tại khu Yuen Long bắt đầu có một nhóm người mặc áo trắng tập trung, trong đó có một bộ phận người đeo khẩu trang. Họ đi đường và cố t́nh để lộ h́nh xăm trên người, thậm chí c̣n đánh người dân.
Tối ngày 21/7, một nhóm đông người mặc áo trắng tấn công người diễu hành. (Ảnh cắt từ video)
Hăng Thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, sau 10:20 tối ngày 21/7 tại Hồng Kông, nhiều cảnh sát chống bạo động đă tập trung tại Sheung Wan, và có hành động cưỡng chế xua đuổi người diễu hành không chịu rời đi. Cảnh sát dùng lựu đạn hơi cay để thử xua đuổi trước, một số người diễu hành dùng hành động ném đồ đạc để phản kích; sau đó cảnh sát bắn đạn cao su, hiện trường trở lên hỗn loạn, nhưng không xua đuổi hoàn toàn người diễu hành. Đến 0 giờ ngày 22/7, một bộ phận người diễu hành dàn dần chuyển hướng về Trung Hoàn.
Truyền thông Hồng Kông cho biết, hàng trăm người mặc áo trắng tay cầm hung khí chủ động tấn công, đuổi đánh người diễu hành mặc áo đen và phóng viên ở nhà ga tàu điện ngầm khi họ đợi tàu để về nhà. Sau đó, một phóng viên của của The Stand News bị đánh bị thương, nghị viên Hội đồng Lập pháp phe Dân chủ Lâm Trác Đ́nh cũng bị tấn công, mặt ông chảy đầy máu.
Người tham gia diễu hành bị tấn công. (Ảnh từ internet)
Khuya ngày 21/7, Mặt trân nhân dân về nhân quyền Hồng Kông phát biểu tuyên bố, mạnh mẽ lên án những côn đồ mặc áo trắng ở khu Yuen Long dùng bạo lực tấn công người dân, c̣n cảnh sát Hồng Kông lại sử dụng vũ lực để xua đuổi người diễu hành