“Hậu brexit” sẽ là lúc mà Anh muốn siết chặt các qui định nhập cư vốn trước đây vô cùng lỏng lẻo. Các qui định mới này nhằm vào chính các lao động giá rẻ từ các nước thành viên Liên minh châu ÂU (EU). Dưới đây là những thông tin cụ thể.Trong đề án vừa được công bố, Anh sẽ “cấm cửa” lao động nhập cư không có kỹ năng và không thể giao tiếp bằng tiếng Anh để ưu tiên những đối tượng tay nghề cao dựa trên đánh giá theo thang điểm. Điểm sẽ được tính tùy vào tŕnh độ, thu nhập dự kiến và khả năng tiếng Anh.
Trong đó, đề xuất của chính phủ yêu cầu mỗi công dân nước ngoài phải đạt ít nhất 70 điểm như điều kiện tối thiểu để được cấp thị thực. Ngoài ra sẽ có các khung điểm thưởng khác nhau tùy theo công việc, cấp bậc hoặc bằng cấp. Một quy định quan trọng nữa là bất cứ ai muốn đến Anh làm việc phải có thư mời với ngưỡng lương tối thiểu 33.267 USD/năm.
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho biết đề án này sẽ chấm dứt mô h́nh di chuyển tự do theo quyền công dân EU, giúp Anh giành lại quyền kiểm soát đường biên giới sau nhiều thập kỷ. Đ̣i hỏi quyền kiểm soát biên giới là một trong những vấn đề được cử tri Anh quan tâm và là nguyên nhân để người dân xứ sương mù bỏ phiếu thuận cho việc tách khỏi EU (hay c̣n gọi Brexit) trong cuộc trưng cầu dân ư năm 2016. Sau hơn 3 năm đàm phán với nhiều sóng gió, nước Anh chính thức rời liên minh vào ngày 31-1 và bước vào giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 11 tháng như một phần của thỏa thuận “ly hôn” với EU.
Theo Guardian, cải tổ về nhập cư sẽ không ảnh hưởng đến hơn 3,2 triệu công dân EU đă nộp đơn xin ở lại Anh theo chương tŕnh định cư chính thức. Tờ này cũng cho biết chính sách mới sẽ có hiệu lực vào đầu năm sau và chính phủ đang lên kế hoạch khởi động chiến dịch toàn diện nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp điều chỉnh và thích nghi sau thời điểm công dân EU không c̣n được hưởng quyền tự do đi lại mà sẽ xét ngang hàng như công dân những quốc gia khác.
Tuy nhiên, động thái của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson đă vấp phải chỉ trích từ Công đảng đối lập, đảng Dân chủ Tự do và các nhà lănh đạo ngành công nghiệp trong nước. Theo người phụ trách chính sách của Liên đoàn Tuyển dụng và Lao động Anh Tom Hadley, những ngành nghề mà chính phủ xếp vào diện “tay nghề thấp” thực tế đóng vai tṛ rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. Các lĩnh vực như xây dựng, điều dưỡng, khách sạn, thực phẩm và đồ uống được dự báo bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trong khi đó, nhiều quan chức khẳng định họ đang thực hiện tiến tŕnh Brexit theo nguyện vọng của cử tri khi tăng cường việc kiểm soát biên giới. Đồng thời, theo giới cầm quyền, đă đến lúc doanh nghiệp trong nước thoát khỏi phụ thuộc vào lao động giá rẻ từ châu Âu. Theo đề nghị của chính phủ, các nhà tuyển dụng nên tập trung cải cách để giữ chân nhân viên, nâng cao năng suất, đặc biệt mở rộng đầu tư vào công nghệ và tự động hóa.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 18-2 cho biết nước này sẽ chấm dứt thỏa thuận tiếp nhận giáo viên lẫn giáo sĩ do chính phủ nước ngoài gởi đến để thuyết giảng tại các trường học và nhà thờ Hồi giáo. Ông Macron trước đó đă yêu cầu cơ quan đại diện cho Hồi giáo ở Pháp t́m cách đảm bảo các giáo sĩ không truyền bá quan điểm cực đoan. Đây là một phần của nỗ lực ngăn chặn nguy cơ “ly khai” trong cộng đồng người theo đạo Hồi tại Pháp khi nước này trở thành mục tiêu khủng bố của phiến quân Hồi giáo những năm gần đây. Trong đó, vụ thảm sát năm 2015 tại nhà hát Bataclan và nhiều địa điểm quanh thủ đô Paris khiến 130 người thiệt mạng được đánh giá là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất mà nước này gánh chịu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
|