Sẵn mối hiềm khích tranh chấp đảo, việc tàu sân bay Liêu Ninh đang hoạt động trên vùng biển nằm giữa 2 đảo của Nhật Bản khiến nước này phải giám sát hoạt động chặt.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Theo thông tin của Cơ quan tham mưu bộ quốc pḥng Nhật Bản, tàu khu trục tên lửa dẫn đường JS Kongo, tàu khu trục JS Umigiri và máy bay trinh thám hàng hải P-3C Orion của lực lượng pḥng vệ Nhật Bản ngày 28/4 đă phát hiện nhóm tàu sân bay Liêu Ninh cùng 5 tàu khác thuộc nhóm tác chiến ở cách đảo Miyako của Nhật Bản 80 km về hướng đông nam vào 9h sáng ngày 28/4 (giờ địa phương).
Nhóm tàu này đă đi về hướng bắc, qua vùng biển nằm giữa Okinawa và Miyako vào 10h sáng cùng ngày, trước khi di chuyển về biển Hoa Đông sau đó.
Đây là lần thứ 2 mà nhóm tàu sân bay Liêu Ninh đi qua vùng eo biển rộng 250km trong tháng này và là lần thứ 5 mà nhóm tàu Trung Quốc di chuyển qua khu vực kể từ khi nó vào biên chế từ năm 2012.
“Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc thực hiện cả hành tŕnh đi và về trên qua eo biển Miyako. Dịch Covid-19 không làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ theo dơi sát sao các tàu này”, một phát ngôn viên của cơ quan tham mưu bộ quốc pḥng Nhật Bản cho hay.
Ngày 11/4, nhóm tàu Liêu Ninh từng đi qua eo biển Miyako. Mỹ và các đồng minh trong khu vực theo dơi vụ việc ngày 11/4 sát sao v́ nhóm tàu đă đi qua phía đông Đài Loan.
Động thái điều tàu của Trung Quốc hôm 11/4 diễn ra trong bối cảnh tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ trở thành “ổ dịch” Covid-19 và buộc phải cho thủy thủ sơ tán ở Guam. V́ dịch bệnh, Mỹ không có bất cứ tàu sân bay nào làm nhiệm vụ tuần tra ở tây Thái B́nh Dương. Hải quân Mỹ cũng đang phải kiểm soát t́nh h́nh dịch bệnh lây nhiễm trên USS Ronald Reagan - tàu sân bay đang đậu để bảo tŕ ở Nhật Bản.
Động thái của nhóm tàu sân bay Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hải quân nước này ngày càng gia tăng các hoạt động trên biển.
Gần đây, Trung Quốc đă bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về một loạt các động thái phi pháp ở Biển Đông như xây "trạm nghiên cứu" ở Trường Sa hay đặt tên các khu vực quản lư hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
VietBF Sưu Tầm