Mưu đồ độc chiếm Biển Đông bằng "bắp cải" của Trung Quốc đă được vạch mặt chỉ tên. Theo USNI, Trung Quốc đang củng cố các yêu sách chủ quyền phi lư tại Biển Đông bằng cách tăng cường hoạt động quân sự kết hợp với những vườn rau bắp cải trên các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép ḥng chối bỏ luật pháp quốc tế.
Trung Quốc xây dựng đường băng trái phép trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam (ảnh: Sina)
Tuần trước, quan chức Đài Loan đă tiết lộ về kế hoạch lập vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) của Trung Quốc. Theo SCMP, từ năm 2010, Trung Quốc đă lên kế hoạch lập ADIZ bao gồm cả vùng trời phía trên một số vùng biển đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và quần đảo Đông Sa (đang do Đài Loan kiểm soát). SCMP cho rằng, Bắc Kinh chỉ đang chờ cơ hội để chính thức công bố kế hoạch nói trên.
ADIZ là một phần trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông bằng những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Hải quân Mỹ tăng cường các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, Trung Quốc đang mưu đồ củng cố các yêu sách phi pháp của nước này bằng cách phát triển kinh tế tại các đảo chiếm đóng bất hợp pháp. Trung Quốc cũng muốn tăng cường khả năng kiểm soát vùng trời, vùng biển bằng sức mạnh quân sự, bất chấp luật pháp quốc tế.
Nhiều năm qua, Trung Quốc đă không ít lần bóng gió về ư đồ lập vùng nhận dạng pḥng không ở Biển Đông. Đây được xem là cơ sở để Trung Quốc củng cố yêu sách “đường lưỡi ḅ” phi pháp, đ̣i chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông.
Trung Quốc đă xây dựng 3 đường băng quân sự dài hơn 3 km trên các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép. Các đường băng này đủ khả năng phục vụ tiêm kích và các loại máy bay quân sự cỡ lớn, bố trí hệ thống radar giám sát hiện đại.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận xét, Trung Quốc thời điểm này chưa sẵn sàng để tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (ảnh: Sina)
Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng, Bắc Kinh rất quan tâm đến yếu tố chính trị khi thực hiện kế hoạch này và e ngại những hành động đi quá xa sự cho phép của luật pháp quốc tế.
“Quan trọng hơn, hậu cần và công nghệ đang là những hạn chế đối với Trung Quốc khi thành lập một khu vực như ADIZ”, ông Greg Poling nhận định.
“Trung Quốc có thể chưa đủ khả năng để triển khai một kế hoạch tầm cỡ như ADIZ, đặc biệt là đối với khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Quần đảo này nằm quá xa Trung Quốc và họ không có quân đội đồn trú trên đảo”, ông Poling nói thêm.
“Năm 2013, Trung Quốc đă hấp tấp tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, họ đă không đủ tiềm lực để thực thi ADIZ này. Không quân Trung Quốc thời điểm đó chưa thể cạnh tranh với các máy bay quân sự của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, 3 đường băng quân sự xây dựng trên đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn (mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam) có thể là bàn đạp để nước này thực hiện ADIZ mới trong tương lai”, ông Poling lo ngại.
Theo ông Poling, khắc phục sự vội vàng của ADIZ cũ, Trung Quốc lần này muốn thực hiến chiến thuật “tiến từng bước nhỏ”. Rất có thể quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sẽ là nơi đầu tiên Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ mới.
“Tầm quan trọng của Hoàng Sa đối với các yêu sách của Trung Quốc là rất lớn. Đây là lư do v́ sao Trung Quốc không chỉ xây dựng trái phép căn cứ quân sự mà c̣n trồng rau trên quần đảo này.
Để trồng rau th́ bạn phải có đất. Trung Quốc đang nỗ lực phát triển nông nghiệp trên Hoàng Sa. Dĩ nhiên, để trồng rau th́ ngoài đất, họ cũng cần cả nước ngọt”, Sarabjeet Parmar - cựu đại tá hải quân Ấn Độ - phát biểu trong hội thảo trực tuyến do Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ tổ chức.
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết, hải quân nước này đă thu hoạch được khoảng 750 kg bắp cải, cải thảo và rau xà lách ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân Trung Quốc c̣n đ̣i nuôi lợn, chăn gà trên quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc hiện chưa đủ sức lập ADIZ mới ở Biển Đông, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)
“Nếu Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên các đảo đang chiếm đóng trái phép. Nhiều khả năng hoạt động mua bán hàng hóa sẽ diễn ra. Khi đó, đời sống kinh tế coi như là đă h́nh thành. Trung Quốc cho rằng, hành động trồng rau, nuôi lợn sẽ giúp củng cố yêu sách phi pháp của họ trên Biển Đông”, ông Sarabjeet Parmar nhận định.
Ông Parmar cho rằng, 12 tháng tới sẽ là thời điểm quan trọng đối với an ninh, tự do hàng hải Biển Đông. Khi các quốc gia đă phục hồi kinh tế sau đại dịch, Trung Quốc có thể thăm ḍ xem phản ứng của họ có thể mạnh mẽ tới đâu đối với các yêu sách phi lư của Bắc Kinh.
Trở lại với vấn đề ADIZ mới tại Biển Đông, chuyên gia Poling cho rằng, đây có thể chỉ là hành động “giễu vơ giương oai” như các nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc nhiều lần thể hiện nhưng không nên v́ vậy mà mất cảnh giác với Bắc Kinh.
“Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể thực sự đi xa hơn. Không ai có thể bảo đảm rằng, Bắc Kinh sẽ không bật đèn xanh cho một ư tưởng tồi tệ như ADIZ. Chúng ta đă chứng kiến sự nhạy cảm thái quá của Trung Quốc trong quan hệ ngoại giao mùa Covid-19”, ông Poling cảnh báo.
VietBF@ sưu tầm.