Tổng thống Donald Trump bác đề nghị đặt lại tên các căn cứ quân sự Mỹ, vinh danh tướng lĩnh phe bảo vệ chế độ nô lệ, sau khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ kêu gọi đưa tượng tướng lĩnh ủng hộ chế độ nô lệ thời nội chiến ra khỏi nhà Quốc Hội, v́ phong trào chống kỳ thị chủng tộc, dấy lên sau cái chết của người da đen George Floyd, tiếp tục làm bùng lên một mâu thuẫn lớn khác trong xă hội Hoa Kỳ: kư ức liên quan đến chế độ nô lệ.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1597997&stc=1&d=1591885197)
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi (thứ 2 từ phải qua) đến trụ sở Quốc Hội, Washington, Mỹ, ngày 10/06/2020 REUTERS - POOL
Qua Twitter tổng thống Mỹ Donald Trump đă cực lực phản đối việc đổi tên 10 căn cứ quân sự mang tên các thủ lĩnh của các bang bảo vệ chế độ nô lệ trong thời kỳ nội chiến (1861 – 1865). Ông Donald Trump nhấn mạnh rằng đây là « các di sản vĩ đại của nước Mỹ », và việc đổi tên là sự xúc phạm đến các quân nhân, đến quân đội. Thông báo của tổng thống Mỹ khép lại khả năng đổi tên một số căn cứ quân sự, theo đề xuất trước đó của bộ trưởng Quốc Pḥng Mark Esper, nhằm t́m kiếm ḥa giải trong bối cảnh căng thẳng xung quanh vấn đề chủng tộc đang dâng lên tại Mỹ.
Trong khi đó, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, trong một bức thư gửi đến ủy ban phụ trách quản lư tượng của Quốc Hội, đă yêu cầu rút bỏ 11 tượng tướng lĩnh và quân nhân của Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ. Bà Pelosi giải thích: « Các bức tượng này là biểu tượng cho ḷng hận thù, chứ không phải di sản ».
Toàn bộ các căn cứ quân sự vinh danh tướng lĩnh chế độ nô lệ đều nằm ở miền Nam Hoa Kỳ, đa số là ở các bang đă từng giúp cho ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, và cũng là các địa bàn mà tổng thống Trump hy vọng sẽ t́m được chỗ dựa, để tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu đầu tháng 11 tới.
Đ̣i hỏi đặt tên lại các căn cứ quân sự vinh danh tướng lĩnh phe ủng hộ chế độ nô lệ không phải là điều mới. Năm 2015, Lầu Năm Góc đă từng dự kiến làm việc này, sau vụ xả súng tại Charleston, bang Nam Carolina, khi một thanh niên chủ trương da trắng thượng đẳng hạ sát 9 tín đồ người da đen tại một thánh đường. Dự án rút cục không thành do Lục Quân Hoa Kỳ quyết định bảo lưu các tên gọi hiện có.
Vẫn liên quan đến phong trào chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ, hôm qua, nhiều bức tượng của người lâu nay được coi là « nhà thám hiểm phát hiện ra châu Mỹ » Christophe Colomb, đă bị phá hủy, bị cắt đầu hoặc bị vứt xuống hồ, tại Boston (bang Massachusetts), Miami (bang Florida) và bang Virginia. Đối với nhiều nhà tranh đấu chống phân biệt chủng tộc, Christophe Colomb là một trong các h́nh tượng tiêu biểu cho cuộc diệt chủng nhắm với các bộ tộc da đỏ, và các cộng đồng cư dân bản địa nói chung.