Park Won-soon, quan chức có lư lịch ấn tượng, gây tranh căi trong dư luận Hàn Quốc v́ cáo buộc quấy rối t́nh dục và cái chết đầy bất ngờ.
Thị trưởng Seoul Park Won-soon từng được đánh giá là quan chức quyền lực thứ hai Hàn Quốc, đồng thời là ứng viên tổng thống tiềm năng, gây ấn tượng nhờ phong cách lănh đạo năng nổ, cá tính. Ông tốt nghiệp ngành luật quốc tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị thuộc Đại học London, Anh, từng là nghiên cứu viên cho Chương tŕnh Nhân quyền tại Đại học Luật Harvard, Mỹ.
Park nằm trong nhóm luật sư đại diện cho Kwon In-sook, một sinh viên đại học tố cáo cảnh sát tấn công t́nh dục cô tại thành phố Bucheon hồi năm 1986. Đây được cho là người phụ nữ đầu tiên tại Hàn Quốc đưa ra cáo buộc như vậy chống lại quan chức chính quyền, khiến một sĩ quan cảnh sát bị kết án.
Park c̣n là một nhà hoạt động nhiệt huyết. Thời trẻ, ông từng bị bắt v́ tham gia biểu t́nh chống lại Park Chung-hee, tổng thống Hàn Quốc khi đó, người bị coi là một nhà độc tài quân sự. Park đă thành lập một số tổ chức, bao gồm nhóm Đoàn kết Nhân dân v́ Hoạt động Dân chủ, nhằm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Hàn Quốc.
Thị trưởng Seoul Park Won-soon tại một sự kiện ở Washington, Mỹ, hôm 13/1. Ảnh: Reuters.
Năm 2011, Park được bầu làm Thị trưởng Seoul trong một chiến thắng vang dội. Khi đó, ông bị coi là một "kẻ ngoại đạo" trên chính trường, nhưng lại bất ngờ đánh bại một ứng viên từ đảng cầm quyền. Chiến thắng của Park được coi là dấu hiệu cho thấy người Hàn Quốc đă mệt mỏi với nền chính trị truyền thống.
Trên cương vị Thị trưởng Seoul, Park đă đấu tranh v́ những dự án phúc lợi cho thành phố và trở thành biểu tượng của cải cách. Ông tái đắc cử vào cả hai năm 2014 và 2018, là thị trưởng được bầu đầu tiên của Seoul phục vụ ba nhiệm kỳ.
Sau khi con gái Park tŕnh báo cha mất tích vào tối 9/7, thi thể ông được t́m thấy trong cánh rừng trên núi Bugak gần nhà vào rạng sáng 10/7. Cảnh sát hôm nay xác nhận thị trưởng 64 tuổi đă tự tử, khi không t́m thấy dấu hiệu giết người nào.
"Tôi xin lỗi mọi người. Cảm ơn tất cả v́ đă đồng hành cùng tôi trong cuộc đời. Tôi xin lỗi gia đ́nh ḿnh v́ chỉ mang lại nỗi đau cho họ", Park viết trong thư tuyệt mệnh được t́m thấy tại nhà của ông.
Video do hăng thông tấn Yonhap đăng lên cho thấy nhiều người đă đến tưởng niệm bên ngoài bệnh viện nơi đặt thi thể ông Park. Họ khóc và thốt lên rằng "Thị trưởng, ông không nên ra đi như vậy", hoặc "Chúng tôi yêu ông Park Won-soon".
Quyền thị trưởng Seoul Seo Jung-hyup, người tiếp quản vai tṛ của ông Park, cũng bày tỏ đau buồn. "Tôi xin gửi lời chia buồn tới người dân, những người hẳn cảm thấy buồn bă và bối rối trước cái chết bất ngờ của ông ấy. Chính quyền Seoul không nên dừng lại và phải tiếp tục đi lên mạnh mẽ, ưu tiên sự an toàn và phúc lợi theo triết lư của thị trưởng Park Won-soon", Seo phát biểu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có tâm trạng như vậy. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin một trong những thư kư của ông Park đă nộp đơn khiếu nại cho cảnh sát vào tối 8/7, cáo buộc thị trưởng Seoul quấy rối t́nh dục, cũng như gây ra tiếp xúc thân thể không mong muốn, bắt đầu từ năm 2017.
Thư kư này cho hay một số nhân viên nữ khác tại Ṭa thị chính Seoul cũng bị ông Park quấy rối t́nh dục, đồng thời giao nộp tin nhắn của ḿnh với ông Park cho cảnh sát để làm bằng chứng. Cảnh sát xác nhận họ nhận được đơn khiếu nại, nhưng không cung cấp cụ thể nội dung.
Thông tin này khiến nhiều người tức giận, bởi những cáo buộc chống lại ông Park sẽ không bao giờ được ṭa án giải quyết. Theo luật pháp Hàn Quốc, khi một nghi phạm chết, các cuộc điều tra sẽ chấm dứt, bởi công tố viên không có căn cứ để khởi tố.
Tới 9h sáng nay (giờ địa phương), hơn 344.000 người đă kư vào một bản kiến nghị nhằm phản đối lễ tang cấp thị trưởng kéo dài 5 ngày dành cho ông Park. "Thông điệp các người muốn gửi đến công chúng là ǵ?", bản kiến nghị có đoạn.
Một đại diện của gia đ́nh ông Park đă đề nghị công chúng thể hiện sự tôn trọng với người đă khuất. "Nếu những lời phỉ báng không ngừng đối với người quá cố vẫn tiếp tục, chúng tôi sẽ phải thực hiện các biện pháp pháp lư", người đại diện cho hay.
Cái chết của ông Park xảy ra trong bối cảnh nạn quấy rối t́nh dục trở thành vấn đề nhức nhối trong xă hội Hàn Quốc. Hàng loạt cáo buộc liên quan đến t́nh dục trong vài năm gần đây nhắm vào những người địa vị cao, bao gồm ngôi sao giải trí, huấn luyện viên thể thao hay công tố viên.
Các lănh đạo chính trị cũng không thoát khỏi những cáo buộc này. Năm ngoái, cựu thống đốc Ahn Hee-jung, người đứng thứ hai sau Tổng thống Moon Jae-in trong cuộc tranh cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Đồng hành hồi năm 2017, bị kết án lạm dụng quyền lực để cưỡng hiếp một nữ trợ lư và đang thụ án tù ba năm rưỡi. Hồi tháng 4, Oh Keo-don, thị trưởng Busan, thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc, cũng phải từ chức và xin lỗi v́ cáo buộc tương tự.
Dù quan niệm "trọng nam, khinh nữ" đă giảm bớt trong xă hội Hàn Quốc, nó được cho là vẫn ảnh hưởng đáng kể đến cách nh́n nhận vấn đề của một bộ phận người dân. Do đó, vài năm gần đây, hàng ngh́n phụ nữ đă tham gia các cuộc biểu t́nh của phong trào #MeToo trên khắp đất nước, nhằm đ̣i quyền lợi và bảo vệ các nạn nhân.